Dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Cơn chấn động từ sự ra đi của vị đại tướng đầy huyền thoại đã phần nào lắng đi, lúc này thì mới có thể nói đến những câu chuyện bên lề nhỏ nhẻ mà có thể lại không kém phần thú vị. Điều cần thiết khi xem xét những câu chuyện nhỏ nhẻ bên lề, là phải biết kiên nhẫn suy ngẫm, bằng không sẽ không thấy gì hết cả.
Người Trung Hoa, và người Việt cho đến quá nửa đầu thế kỉ XX cũng phỏng theo cách của họ, gọi những nhân vật theo họ, chứ không theo tên. Và tất nhiên là theo trật tự tiếng Hoa: họ trước, chức tước sau. Cho nên chúng ta đã từng nghe thấy "Võ đại tướng" ở Việt, "Bành nguyên soái" ở bên Trung Hoa vậy.
Người Pháp cũng gọi chính thức ai đó bằng họ, hoặc bằng tên rồi họ nếu gọi đầy đủ. Ông Võ Nguyên Giáp có họ là Võ, điều đó rõ ràng. Cái phức tạp cho người tây là chữ "Nguyên", nó không phải là họ, cũng không phải là tên, mà là chữ đệm, chữ "làm đẹp". May thay người Pháp với kinh nghiệm hơn nửa thế kỉ trực tiếp trải nghiệm xứ Việt đã hiểu rất rõ điều này, hiểu rõ rằng tên của vị đại tướng là Giáp, chứ không phải là Nguyên Giáp.
Rất nhiều người Việt không hiểu tại sao người Pháp ưa gọi "tướng Giáp". Thậm chí có người còn cho rằng người Pháp gọi như thế là sách mé, là coi thường ông.
Thế là vì: chưa biết!
Với các nhân vật nổi tiếng đã có chỗ đứng khẳng định trong lịch sử, người Pháp lại thường quay lại gọi các nhân vật ấy bằng... tên. Ở Pháp, nói Napoléon, ai cũng biết ngay đó là cái ông có họ Bonaparte nổi tiếng nhất. Và chính vì ông đã nổi tiếng hơn tất cả các ông Bonaparte khác, cho nên ông được gọi là Napoléon.
Cũng vậy, "tướng Giáp" là cách người Pháp gọi rất tôn trọng vị đại tướng đã đi vào lịch sử.
Người Pháp thường dùng cách gọi 'tướng Giáp' |
----
Chuyện về mặt quân sự liên quan đến vị đại tướng, người ta đã nói, và sẽ còn nói nhiều, nói nhiều. Tôi muốn nói chuyện phi quân sự.
Chúng ta biết rằng tướng Giáp là người được học hành nghiêm túc dưới nền tây học thời trước 1945, đã có bằng "cử nhân" luật trường Pháp. Ông đã dạy học, ông đã làm báo, đã có tiếng tăm.
Vấn đề được đặt ra là, rất nhiều các trí thức tiếng tăm thời đó, các nhà báo, nhà giáo, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động nghệ thuật... sau 1945 họ đã trở nên mất hết cả bản sắc riêng, đến mức như họ thành ra những con người khác, họ trở nên nhợt nhạt sau này trong chính những lĩnh vực mà họ đã từng lừng lẫy. Đến mức mà nếu không xem lại quá khứ của họ trước 1945, chúng ta không thể đánh giá cao được họ nữa trong những lĩnh vực đó. Tại sao vậy?
Ngay với tướng Giáp, nếu không xem lại các hoạt động của ông trước 1945 trên văn đàn, chúng ta cũng không thể hình dung được rằng ông không chỉ là một ông tướng cầm quân tài tình. Một con người sắc sảo, nhiều tài như ông cuối cùng hầu như phải luôn luôn tự bảo vệ bản thân bằng cách nói năng thật là công thức khô khan trước công chúng, điều mà trước 1945 không xảy ra với ông. Tại sao vậy?
Đây, là điều quan trọng mà xã hội phải suy ngẫm, suy ngẫm thật nhiều: tại sao lại có sự phai nhạt bản sắc đồng loạt phổ biến như thế với cả một thế hệ các trí thức, dù cho người ta có biếu cho họ cái tên gọi rất đẹp, "thế hệ vàng". Cái gì đã làm nên điều đó?
Trước tự do, nếu một con người nổi danh đến như tướng Giáp mà còn gặp vô vàn khó khăn, thì những con người bình dị khác, làm sao để họ trở thành được những con người tự do, mà đó là lý tưởng của chính chúng ta khi xây dựng xã hội mới? Đơn giản hơn nữa, mỗi người hãy đứng trước gương, tự ngắm kĩ mình, xem mình đã thực sự là con người tự do chưa? Tại sao khó đến như thế?
Tự do, là khi mà chúng ta có thể gọi ông một cách thật là giản dị, thật thà như trong đời sống, rất ư Việt Nam, mà hóa ra lại cũng là rất kiểu Pháp: tướng Giáp, à la française*./.
- Hoàng Hồng Minh
----
*À la française: dịch ra là "kiểu Pháp".
>> Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho trang Fanpage của Tuần Việt Nam
Tướng Nguyễn Quốc Thước nói về việc phong hàm Nguyên soái Trái tim của Đại tướng đã ngừng đập nhưng 90 triệu trái tim cùng nhịp đập nhanh hơn bao giờ hết để tưởng nhớ đến vị 'Đại tướng Nhân dân' của mình. Nước Việt ta nhỏ hay không nhỏ? "Hồng tang" của Đại tướng là sự hóa giải diệu kỳ cho những gì còn khác nhau về nhận thức và hành động trong những vấn đề trụ cột của đất nước. Ai thực sự vì dân, tất có cả “thiên hạ” Vì sao, một người đã khuất lại có thể hội tụ, lại vẫn có thể “hiệu triệu” được hàng triệu triệu người đang sống như vậy? Nhân dân đang sắc phong cho Đại tướng Không ai là anh hùng dân tộc nếu không được chính dân tộc truy nhận. Và sự truy nhận ấy trở thành thiêng liêng khi được chuyên chở trên sức mạnh của huyền thoại. Sẽ có người kế tiếp “thế hệ vàng” của Đại tướng “Hiện tượng các bạn trẻ bày tỏ tình cảm với Đại tướng những ngày này cho ta niềm tin rằng, sự nghiệp của “thế hệ vàng” sẽ có người kế tiếp”, ông Vũ Khoan nói. Tướng Giáp và sự thức tỉnh người đương thời "Tình cảm, niềm tin kính đó như một lời nhắc nhở những người lãnh đạo phải có trách nhiệm lớn hơn với dân tộc, sống trong sáng hơn nữa để có được niềm tin của người dân". Đại tướng đã trải qua không ít gian truân Ông đã vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp, nhưng cũng trải qua không ít gian truân. Vào những lúc đó, ông vẫn giữ trọn niềm tin để vượt qua. |