Mấy ai còn nhớ, hơn 40 năm trước, cả 2 nhãn hiệu bột ngọt đình đám của nước ngoài đã bị thảm bại trước một nhãn hiệu của người Việt Nam được sản xuất trong nước - bột ngọt (mì chính) Vị Hương Tố?

Cuộc soán ngôi ngoạn mục

Kinh tế tại miền Nam vào những năm sau 1954 chưa phát triển. Thị phần dành cho hàng nội không đáng kể. Lúc này, lượng bột ngọt tiêu thụ ở miền Nam đến từ hai ông lớn sản xuất bột ngọt ngoại nhập Ajinomoto (Nhật) và Vedan (Đài Loan) chiếm phần lớn.

Vậy mà chỉ một thương hiệu bột ngọt được sản xuất tại Việt Nam, bằng nguyên liệu sẵn có trong nước và do người Việt Nam làm chủ đã đánh bật nhiều nhãn hiệu bột ngọt do nước ngoài sản xuất, chiếm toàn bộ thị phần trong nước. Đó là bột ngọt Vị Hương Tố.

Dàn máy chế tạo bột ngọt của Vị Hương Tố là dàn máy hiện đại bậc nhất thời bấy giờ được sản xuất tại Nhật. Dàn máy này được đưa về Việt Nam để sản xuất ra bột ngọt và phân phối đến tận hang cùng ngõ hẹp. Chất lượng bột ngọt của Vị Hương Tố không thua kém bất kỳ loại bột ngọt nào lại bán với giá rẻ hơn nên đã được người tiêu dùng hưởng ứng nhiệt liệt.

{keywords}

Trụ sở bột ngọt Vi Hương Tố 118-120 Hải Thượng Lãn Ông (Q.5)

trước đây

Một sản phẩm khác của Vị Hương Tố - mì ăn liền Vị Hương xuất hiện cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Khắp miền Nam từ Quảng Trị đến Cà Mau, từ thành thị đến các vùng nông thôn hẻo lánh, từ hải đảo xa xôi đến các vùng miền núi thâm sơn cùng cốc đều có mặt loại mì này.

Chân dung ông chủ Vị Hương Tố

Ông chủ của bột ngọt Vị Hương Tố là Trần Thành, một người Việt gốc Hoa. Ông có mặt ở Sài Gòn khi tuổi đời chưa quá 20 với hai bàn tay trắng. Khởi nghiệp của Trần Thành chỉ là một chân cọ rửa thùng tại một cơ sở chuyên sản xuất dầu thực vật.

Lương thấp, công việc nặng nhọc và môi trường độc hại không phải là những yếu tố khiến cho Trần Thành nản chí. Ngược lại, ông làm việc cần mẫn siêng năng khiến ông chủ rất thương và dần dần tình thế được cải thiện.

Sau một thời gian, ông không còn phải cọ rửa thùng mà được chủ tín nhiệm giao phụ trách khâu vệ sinh nhà xưởng, quản lý vật tư nguyên liệu. Với nhiệm vụ mới này, ông có trong tay một số nhân công và ông đã tổ chức công việc một cách hơp lý. Ông không đùn đẩy mà giành lấy việc nặng về phần mình.

Tất cả mọi nỗ lực và cố gắng của Trần Thành đều được ông chủ ghi nhận. Lúc này, con đường làm ăn của Trần Thành đã rộng mở. Ông được tín nhiệm thay mặt ông chủ đi giao tiếp với các đầu mối trên khắp mọi miền đất nước để tìm mua nguyên liệu. 

Phía trước Trần Thành là một chân trời lạ lẫm thế nhưng với nghị lực và ý chí của một thanh niên ông đã cố gắng vượt qua. Từ đó, ông có mặt trên khắp các nẻo đường tìm mua cho được tất cả các sản phẩm chiết xuất được tinh dầu.

Từ một thanh niên không một chút kiến thức về kinh doanh, Trần Thành đã lột xác nhanh chóng hòa nhập. Ông mang về cho chủ cơ sở những thành quả tốt đẹp và cũng nhờ vậy, con đường tiến về phía trước của ông bắt đầu rộng mở.

Nghị lực và ý chí đã giúp Trần Thành vượt qua mọi trở ngại. Bên cạnh đó sự cố gắng học hỏi đã giúp Trần Thành có những thành công nhất định.

Để rồi sau đó, Trần Thành đã cho ra đời một loại bột ngọt của riêng mình, độc chiếm thị trường Việt Nam trong thời gian dài. Sản phẩm của ông được gọi là "vua bột ngọt" một thời, có mặt hầu hết trên những sạp hàng, trong mỗi bữa ăn của các giai đình người Việt ngày đó.

Nghề “đánh đu thay áo mới” cho những ngôi nhà ngày cận Tết

Nghề “đánh đu thay áo mới” cho những ngôi nhà ngày cận Tết

Không chỉ các thợ xây bị thúc ép tiến độ, mà các thợ sơn cũng chịu áp lực không kém để hoàn thiện công trình cho gia chủ có ngôi nhà mới đón Tết.

Xôn xao bộ ảnh kỷ niệm ngày cưới của đôi vợ chồng U90

Xôn xao bộ ảnh kỷ niệm ngày cưới của đôi vợ chồng U90

Bộ ảnh kỉ niệm cưới có một không hai của cụ ông Đặng Kim Nham và vợ là Đặng Thị Lưu ở thành phố Hải Dương đang 'gây bão' cộng đồng mạng những ngày qua.

(Còn tiếp)

Trần Chánh Nghĩa