1. Tên của vị công chúa này là?

  • Lý Chiêu Hoàng
  • An Tư công chúa
  • Ngọc Vạn công chúa
  • Huyền Trân công chúa
Chính xác

Năm 1306, công chúa Huyền Trân được gả cho vua Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý cho Đại Việt. Một số ghi chép cho biết, công chúa sinh năm 1287 và mất vào năm 1340. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ tên thật của công chúa.

2. Vị công chúa này thuộc triều đại nào ở Việt Nam?

  • Nhà Lý
  • Nhà Trần
  • Nhà Lê
  • Nhà Nguyễn
Chính xác

Huyền Trân là công chúa thuộc triều đại nhà Trần. Tương truyền vào năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đã có chuyến thăm tới nước láng giềng và được vua Chế Mân tiếp đãi chu đáo. Khi ra về, Thái thượng hoàng hứa gả con gái cho Chế Mân, bù lại ông sẽ nhượng cho Đại Việt 2 châu Ô và Lý.

3. Nước láng giềng nào đã nhượng đất cho Đại Việt để cưới công chúa Huyền Trân?

  • Bồn Nam
  • Chân Lạp
  • Chiêm Thành
  • Xiêm La
Chính xác

Chế Mân là quốc vương Chiêm Thành, nước nằm ở phía Nam Đại Việt thời bấy giờ. Hai châu Ô và Lý do Chiêm Thành dâng cho vua Trần tương ứng với vùng đất kéo dài từ đèo Hải Vân đến Bắc Quảng Trị ngày nay.

Khoảng 1 năm sau khi Huyền Trân công chúa trở thành vương hậu, Chế Mân qua đời. Nhà Trần tìm cách để đưa Huyền Trân trở về nước và đã thành công.

4. Lý do vua Trần đưa ra để đưa Huyền Trân công chúa trở về sau khi Chế Mân qua đời là gì?

  • Vì điều này đã có trong thỏa thuận trước khi lễ cưới diễn ra
  • Vì đây là di nguyện của Chế Mân
  • Vì lo sợ Huyền Trân công chúa bị hỏa thiêu theo Chế Mân
  • Vì Đại Việt không muốn tiếp tục giữ 2 châu Ô và Lý
Chính xác

Theo Đại Việt sử ký, vì lo sợ Huyền Trân là vương hậu và sẽ bị hỏa thiêu theo vua Chế Mân, nhà Trần đã cử Trần Khắc Chung sang viếng tang đồng thời tìm cách cứu công chúa. Sứ giả sau đó đưa được công chúa về nước theo đường biển.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu lịch sử đánh giá, sự kiện này đã khiến Đại Việt và Chiêm Thành nảy sinh xung đột trong những năm tiếp theo.

5. Sau khi về nước, Huyền Trân công chúa đã có quyết định gì?

  • Rời khỏi hoàng tộc, về làm dân thường
  • Kết hôn với người khác
  • Đi tu
  • Tham gia trị quốc
Chính xác

Khi trở về Thăng Long, công chúa Huyền Trân quyết định xuất gia. Cuối năm Tân Hợi (1311), bà lập am dưới chân núi Hổ Sơn để tu hành. Ngày nay, am trở thành chùa Hổ Sơn (Vụ Bản, Nam Định).

Sau khi công chúa mất, dân chúng quanh vùng đã tôn bà thành Thần Mẫu và lập đền thờ. Các triều đại sau cũng ghi nhận công lao và sắc phong công chúa làm thần hộ quốc.