Thưa quý vị khách mời và quý độc giả, với một đại dịch mà cả thế giới chưa bao giờ gặp phải, bảo vệ người dân là việc trước nhất các chính phủ đặc biệt quan tâm.

Trong giai đoạn 1 của cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, Việt Nam được thế giới ghi nhận đã đạt được những thành công rất quan trọng. Đó là số người nhiễm Covid-19 trên tổng số dân thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Giờ là lúc thích hợp để cùng nhìn lại công tác phối hợp truyền thông - thông tin phòng chống dịch, cùng rút ra bài học quý để tiếp tục chung tay đẩy lùi Covid-19, để góp phần phòng ngừa, tuyên chiến với các đại dịch nói chung được dự báo sẽ xảy ra trong tương lai.

Nhân dịp này, báo điện tử VietNamNet thực hiện Tọa đàm: “Cuộc chiến Covid-19 và truyền thông minh bạch, có trách nhiệm”.

{keywords}
Các khách mời có mặt tại tọa đàm

Tôi xin trân trọng giới thiệu các vị khách tham gia tọa đàm:

Ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng, Bộ Y tế.

Ông Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Nhà báo Diệu Bình: Thưa hai vị khách mời, hai vị có đánh giá như thế nào về vai trò của công tác tuyên truyền trong cuộc chiến chống dịch Covid vừa qua?

Ông Nguyễn Đình Anh: Đối với công cuộc chống Covid-19 vừa qua, công tác truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ chính chị, ban phòng chống dịch… các cấp ngành đều được các cơ quan truyền thông đại chúng phối hợp chặt chẽ để truyền tải.

Song song với đó, các hoạt động truyền thông cũng hỗ trợ ngành y tế, giúp cho người dân biết các nguy cơ lây bệnh cũng như các biện pháp phòng ngừa.

Truyền thông cũng góp phần chống lại các tin giả, tin thất thiệt… Vì vậy truyền thông phòng chống dịch thời gian qua hoạt động rất hiệu quả. Nhờ đó, các thông tin được cập nhật kịp thời, chính xác.

Ông Lê Quốc Minh: Hiệu quả của truyền thông trong phòng chống dịch Covid-19 vừa qua đã được các cấp lãnh đạo ghi nhận và đánh giá cao.

Ví dụ sơ kết thông tin tuyền truyền dịch Covid-19, Thủ tướng chính phủ cũng đã đánh giá cao vai trò của truyền thông.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng, các tổ chức quốc tế cũng người dân hoàn toàn tin tưởng vào truyền thông.

{keywords}
Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng, Bộ Y tế.

Ngược lại thời kỳ đầu, dịch mới bùng phát, chúng ta cũng có những lúng túng ban đầu trong công tác truyền thông. Cũng có những ý kiến, lo ngại trên mạng xã hội hay những thông tin chưa đúng gây hoang mang.

Sau đó nhờ sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, các bộ ban ngành, công tác thông tin tuyên truyền đã được khắc phục rất nhanh góp phần quan trọng đưa thông tin chính xác đến mọi người, tăng sự tin tưởng vào hệ thống chống dịch.

Nhà báo Diệu Bình: Cuộc chiến chống dịch COVID-19 có rất nhiều khâu, nhiều đầu mối, nhiều lĩnh vực chuyên môn.

Có những phát sinh đột ngột ngoài dự kiến. Sự phối hợp nhịp nhàng từ trung ương/bộ ngành đến địa phương; giữa các bộ/ngành với bộ/ngành/, giữa các địa phương với địa phương… trong cung cấp thông tin, trong truyền thông đã được triển khai như thế nào? Thưa hai vị khách mời.

Ông Lê Quốc Minh: Chắc quý độc giả còn nhớ, trong thời kỳ đầu, chúng ta phải trông chờ thông tin từ nguồn này hay nguồn kia mới là chính xác, nhanh chóng.

Thậm chí có sự chồng lấn khi đơn vị nào đó mới được phép công bố chính thức. Nhưng sau đó, với sự chỉ đạo sát sao của trung ương và sự phân công rõ ràng, giới truyền thông rất yên tâm khi thông tin được cập nhật liên tục.

Tôi nghĩ sự phối hợp như vậy giảm bớt sự chồng chéo, giúp truyền thông dễ dàng có thông tin rõ ràng, chính xác đưa đến cho độc giả. Chúng tôi rất ghi nhận những nỗ lực từ bộ máy truyền thông của Bộ y tế.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa ông Nguyễn Đình Anh, vậy phía Bộ Y tế đã triển khai công tác truyền thông ra sao?

Ông Nguyễn Đình Anh: Các tuyến bài, thông tin thời gian đầu chưa thực sự thống nhất giữa trung ương và địa phương, nhất là lúc có các ca nghi nhiễm.

Bởi, khi có ca nghi nhiễm, địa phương bao giờ cũng triển khai các biện pháp kiểm soát để bảo đảm không có sự lây lan trong cộng đồng. Trong khi đó, thông tin ở địa phương do ban chỉ đạo địa phương đưa ra để ngăn ngừa dịch bệnh.

Ở trung ương, chúng tôi cũng mong có thể cung cấp thông tin sớm nhất. Nhưng đằng sau người bệnh là gia đình, chúng tôi phải rất cân nhắc khi nào có thông tin chính xác về trường hợp mắc bệnh mới cung cấp thông tin.

Sau có sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo, đặc biệt đồng chí Trưởng ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng phối hợp Bộ thông tin truyền thông, đã có những chỉ đạo rất sát sao.

Ngành y tế cũng đã phối hợp với các bộ ngành địa phương để thông tin về những ca bệnh sau này đảm bảo thống nhất, minh bạch. Các tin giả trên mạng bị hạn chế và người dân tin tưởng hơn vào truyền thông chính thống.

Ông Lê Quốc Minh: Tôi xin bổ sung thêm rằng, tâm lý các đơn vị báo chí là ai cũng mong đưa thông tin sớm nhất.

Nhưng do được chỉ đạo sát sao nên chúng tôi ý thức được việc đưa tin về dịch bệnh là trường hợp rất đặc biệt. Chúng ta không phải đuổi theo thông tin cấp bách, chúng ta đưa nhanh nhưng phải chính xác…

Tất cả làm sao để điều phối giữa mong muốn đưa thông tin sớm đến công chúng vừa đảm bảo đưa tin vừa phải để không bị quá tải, dẫn đến hoang mang trong xã hội. Sự phối hợp này đã giúp phóng viên, tòa soạn ý thức hơn trong việc đưa tin.

Nhà báo Diệu Bình: Việc tuyên truyền thông tin về đại dịch Covid-19, không chỉ cung cấp các thông tin, phổ biến giáo dục nội quy, pháp luật mà còn vận động mọi người chấp hành pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật.

Vừa qua, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, nhiều người trở nên có ý thức hơn trong cuộc sống, trong phòng chống dịch bệnh. Thậm chí họ còn trở thành những “cánh tay nối dài” của chính quyền trong việc phát hiện những hành vi không đúng, chưa chuẩn có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng?

Ông Lê Quốc Minh: Việc thay đổi nhận thức cho công dân, truyền thông có vai trò rất quan trọng. Ngay khi xảy ra sự việc, chúng ta thấy sự hoang mang, lo ngại nhưng truyền thông vào cuộc đã góp phần nâng cao hiểu biết cho mọi người giảm lo sợ, hoang mang.

Với những tờ báo nước ngoài đưa tin không chính xác về dịch bệnh ở Việt Nam, nhiều người đã vào comment giải thích. Những người đăng tải thông tin sai cũng bị độc giả vào phủ nhận. Như vậy nhờ truyền thông tốt đã giúp người dân yên tâm hơn về dịch bệnh.

Họ biết câu chuyện họ được chứng kiến là thực tế, không có gì phải giấu giếm. Các thông tin đều minh bạch khiến người dân thấy mình có trách nhiệm phải lan truyền thông tin chính xác.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa ông Nguyễn Đình Anh, với tư cách là đại diện truyền thông của Bộ Y tế, xin ông chia sẻ suy nghĩ của mình?

Ông Nguyễn Đình Anh: Chúng ta làm rất tốt công tác tuyền truyền phòng chống dịch bệnh. Từ các chỉ đạo của ngành y tế, cơ quan truyền thông đã thông tin đến người dân kịp thời, minh bạch.

Chúng ta thấy rằng, qua đợt dịch vừa rồi, người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho mình và cộng đồng. Các thông tin sai trên mạng xã hội dần dần bị hạn chế.

Đặc biệt cơ quan chức trách làm việc với các cá nhân đưa tin giả, tin đồn thất thiệt khiến thông tin chính thống chiếm phần lớn trên mạng xã hội.

Nhà báo Diệu Bình:  Hồi đầu chiến dịch, có ý kiến từ các trang mạng xã hội, từ bên ngoài cho rằng Việt Nam không có tự do ngôn luận trong đại dịch Covid-19, xin hai vị khách mời cho biết ý kiến về những bình luận đó?

Ông Lê Quốc Minh: Chúng ta nói rằng, chúng ta có tự do ngôn luận thì không bằng người nước ngoài tự xác nhận điều này cho chúng ta.

Không phải hồi đầu mà cho đến bây giờ vẫn còn những ý kiến này kia nhưng chính nhà báo nước ngoài sau đi tự tìm hiểu tình hình, chính họ tự xác nhận trên tờ báo nước ngoài rằng chúng ta minh bạch thông tin.

{keywords}
Ông Lê Quốc Minh, Phó tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Có thể nói chúng ta vẫn có biện pháp xử lý người đưa tin thất thiệt, vô căn cứ bất kỳ ai cũng được tiếp cận thông tin chính xác, minh bạch. Tôi chưa bao giờ thấy chúng ta có hệ thống đưa tin nhanh, minh bạch, có sự phối hợp nhuần nhuyễn từ trung ương đến địa phương như vậy.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh lại vai trò của báo chí chính thống vô cùng quan trọng

Bình thường mọi người hay lên mạng xã hội để tìm thông tin. Trong đợt dịch bệnh này, vai trò báo chí chính thống đã lấn át các nguồn thông tin không chính thức khác.

Mọi người thấy báo chí chính thống đã đưa tin chính xác, số lượng phù hợp để không làm người dân hoang mang. Chúng ta hoàn toàn có thể tự hào chúng ta có tuyến thông tin nhanh, đầy đủ và minh bạch, chính xác.

Ông Nguyễn Đình Anh: Lúc đầu, nhiều đối tượng chống phá nhà nước lợi dụng để tung tin Việt Nam không có tự do ngôn luận trong tuyên truyền chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, giai đoạn chống dịch, Đảng và chính phủ, các cơ quan ban ngành đã rất minh bạch trong thông tin tới người dân.

Có nhà báo Reuters đi tìm hiểu về các ca tử vong tại nhà xác, nhà tang lễ do nghi ngờ mình dấu thông tin ca tử vong. Sau đó, họ phải thừa nhận, thông tin của chúng ta rất minh bạch.

Các ca bệnh nặng, tử vong đều được ngành y tế công bố rất rõ ràng, chính xác.

Nhà báo Diệu Bình: Bên cạnh những thông tin chính thống về đại dịch Covid-19, chúng ta phải đối mặt với vấn nạn tin giả Những tin giả này không chỉ ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch Covid-19 mà còn gây nhiễu loạn, hoang mang trong dư luận. Chúng ta đã có giải pháp gì để giải quyết vấn đề này?

Ông Lê Quốc Minh: Vấn đề tin giả tồn tại trên không gian mạng từ trước đó rất lâu. Thời kỳ covid-19, nó được đẩy lên đỉnh điểm trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.

Chúng ta thấy những “thuyết âm mưu” rất vô lý như: Cột phát sóng 3G có thể phát tán virus covid-19. Nhưng vẫn có người tin khiến người ta đập phá các cột phát sóng ở nước ngoài.

Ở Việt Nam, tin giả cũng xuất hiện không ít như thông tin chính phủ phun thuốc khử khuẩn lên trời, ăn trứng để diệt virus... Cách xử lý là chúng ta phải đưa thông tin chính xác lên nhanh chóng để mang tính định hướng.

Thông qua bài viết, phóng sự kịp thời, những thông tin không đúng đã bị chúng tôi đính chính, bóc trần.

Nhà báo Diệu Bình: Trong cuộc chiến chống Covid-19, truyền thông đã đi trước một bước như thế nào để tạo nên dấu ấn Việt Nam khiến cộng đồng thế giới ngưỡng mộ?

Xin hai vị khách mời chia sẻ, bình luận về các phương án truyền thông theo các cấp độ dịch mà Việt Nam đã triển khai?

Ông Nguyễn Đình Anh: Truyền thông đi trước một bước và đồng hành cùng chính phủ. Đó là các thông tin chính sách, chủ trương và các ca bệnh, tất cả đều cập nhật chính xác, minh bạch đến người dân.

Chúng ta cũng triển khai truyền thông nguy cơ: Đưa tin các yếu tố có thể gây bệnh, các biện pháp làm sao cho người dân hiểu được các nguy cơ và tự bảo vệ mình và gia đình.

Thời gian qua, người dân đọc được các thông tin chính thống, tuân thủ tốt các chỉ đạo điều hành. Tôi đánh giá rất cao vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng cũng như hệ thống tuyên giáo từ trung ương đến địa phương.

Sự minh bạch, nhanh chóng này đã giúp ngành y tế kiểm soát tốt các ca bệnh.

Ông Lê Quốc Minh: Chúng ta hiểu rằng truyền thông không chỉ cơ quan báo chí chính thống mà cả một hệ thống tuyên truyền. Ở góc độ thông tin chính thống, đối ngoại lẫn đối nội, chúng ta đều làm rất hiệu quả để giúp báo chí nước ngoài hiểu và quan tâm hơn cách làm ở Việt Nam.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh hơn đến sự sáng tạo của một số cá nhân, cơ quan báo chí chính thống… Họ vào cuộc bằng việc sáng tác các bài hát như khuyến cáo cách rửa tay được đăng tải trên báo CNN và nhiều báo quốc tế.

Họ tổ chức show diễn có nhiều ca sĩ, từng cá nhân góp phần lan tỏa việc rửa tay, phòng chống bệnh. Nó đã đóng góp cho thành công chung của Việt Nam.

Ông Nguyễn Đình Anh: Tôi xin bổ sung thêm, không chỉ vai trò của truyền thông chính thống đó còn là sự vào cuộc của toàn dân.

Tôi thấy có nhiều bài thơ. Trong giai đoạn giãn cách xã hội, đài truyền hình Việt Nam đã phát hành bộ phim “Những ngày không quên” lồng ghép các thông điệp phòng chống dịch Covid-19. Chúng ta còn lồng ghép yếu tố giải trí để giáo dục, tuyên truyền cho người dân. Cách này dễ đi vào lòng người hơn.

Dù ở cách nào, phương thức ra sao, cho thấy chúng ta đã rất sáng tạo trên nhiều lĩnh vực truyền tin. Mỗi người đều trở thành 1 tuyên truyền viên.

Nhà báo Diệu Bình: Khi những con số người nhiễm bệnh, người tử vong hằng ngày, hằng giờ được báo chí cập nhật khiến người dân không khỏi lo lắng. Ai nấy đều nháo nhào tìm kiếm thông tin nhằm bảo vệ bản thân, gia đình.

Thưa ông Lê Quốc Minh, vậy chúng ta phải làm thế nào để công chúng không rơi vào hoảng loạn. Vì đây là điều tối quan trọng trong công tác phòng, chống dịch.

Ông Lê Quốc Minh: Có những giai đoạn, nhiều đồng nghiệp của chúng tôi nói rằng, bài này ít vew, bài kia nhiều vew… Chúng tôi đã nói, trong trường hợp thông tin về dịch, đừng coi số lượng người đọc là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Như chúng ta đã nói, thông itn về dịch cần được đối xử một cách hết sức đặc biệt, yếu tố nhanh cũng tốt nhưng nhanh như thế nào? Bao nhiêu là đủ? Bao nhiêu là thiếu? thù chúng ta cần có một sự cân nhắc.

Việc điều phối thông tin ở đây phải rất uyển chuyển, ít tin thì người dân thiếu thông tin. Nhiều tin thì quá tải, đăng không kịp thời thì mọi người không biết thông tin nhưng đăng ở mức độ nào để không dẫn đến sự hoảng loạn.

Chúng ta cũng thấy một tình trạng, khởi đầu có một ca bị nhiễm, mọi người rất hoảng.

Khi có 1 ca đầu tiên tử vong, ai nấy hoang mang nhưng thêm vài ca nữa tử vong, mọi người lại thấy bình thường. Thậm chí thờ ơ và không quan tâm.

Việc làm thế nào để duy trì được luồng thông tin một cách đều đặn, minh bạch, nhanh chóng và cân bằng. Đảm bảo vừa có thông tin diễn biến dịch bệnh, vừa có cách phòng tránh, hiệu quả phòng chống dịch, các phương thức tìm vắc-xin trên thế giới và bổ sung những thông tin về việc làm thế nào để có cuộc sống lành mạnh, an toàn, sau dịch.

Tất cả các thông tin như vậy cần phải có một sự điều phối, tránh hiên về một loại thông tin. Nếu chỉ quan tâm đến trên thế giới có hàng nghìn người nhiễm, số người chết hay khó khăn…sẽ gây ra cảm giác không đúng trong khi chúng ta còn rất nhiều lĩnh vực khác.

Ví dụ: Ngành Y tế đã nỗ lựuc ra làm sao? Cứu trợ như thế nào? Nghiên cứu cách thức phòng chống mới như thế nào? Sự đóng góp của cộng đồng để hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu ra sao?

Nếu chúng ta điều hòa tất cả những nội dung như vậy một cách hợp lý, có bài bản và không có tình trạng lúc thì nhiều quá, lúc thì ít quá.

Khi mọi người đã cảm thấy bão hòa thông tin rồi, chúng ta vẫn tiếp tục đưa tin để mọi người không được chủ quan. Khi mọi người có dấu hiệu hoảng loạn, chúng ta phải đẩy ra các thông tin để trấn an.

Như lần có ca nhiễm, mọi người đổ xô đi vơ vét hàng hóa. Lúc đó chúng ta trấn an bằng những nội dung: Cung ứng đầy đủ hàng hóa, thực phẩm, đồ dùng. Mọi người không nhất thiết phải đi mua đồ dùng tích trữ như vậy.

Việt Nam đã trấn an được tốt  khi chúng ta giảm được xu hướng đổ xô đi mua đồ. Trrong khi ở các nước trên thế giới, mọi người vẫn đổ xô nhau đi mua đồ.

Ông Nguyễn Đình Anh: Tôi muốn bổ sung thêm, như anh Minh nói, các thông tin chúng ta phải làm sao được cân bằng.

Một điểm nữa chúng ta phải lưu ý, nếu đưa nhiều thông tin về một cá nhân nào đó, sẽ tạo ra sự kỳ thị đối với họ. Nó ảnh hưởng không chỉ với cá nhân này mà còn ảnh hưởng đến những người liên quan khi họ có nguy cơ nhiễm bệnh, họ không dám khai báo với cơ quan.

Nó ảnh hưởng đến công tác phát hiện sớm, cách ly kịp thời để xử lý được hiệu quả.

Việc thông tin làm sao để đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng ngừa đồng thời cũng phải thấy được rằng, không chỉ có công tác phòng chống dịch Covid-19 mà chúng ta còn phải đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh cho người dân.

Vì vậy chúng tôi luôn xác định cung cấp thông tin minh bạch nhưng vừa phải, tránh sự kỳ thị. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm đến các gương điển hình tiên tiến, các thông tin tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và lồng ghép với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Nhà báo Diệu Bình: Là một người trực tiếp điều hành, trong việc cung cấp thông tin liên quan đến dịch bệnh Covid-19, xin ông Đình Anh chia sẻ những câu chuyện thực tế từ công tác phòng chống dịch?

Ông Nguyễn Đình Anh: Ở mỗi giai đoạn, phòng chống dịch bệnh Covid-19, chúng ta đã có những dấu ấn riêng. Đối với đợt 1, khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Tôi vẫn nhớ như in là vào ngày 23/1, có 2 bệnh nhân từ Vũ Hán, chúng ta thấy, lúc đầu mọi thông tin rất được báo chí quan tâm.

Người dân hoảng loạn. Vì bệnh này hoàn toàn mới, ngay cả Trung Quốc – nơi có những ca bệnh đầu tiên cũng chưa có nhiều thông tin liên quan đến chủng loại virus mới này.

Do đó, những vấn đề về cung cấp thông tin ở giai đoạn đầu rất khó khăn. Chúng tôi không hiểu những biện pháp lây của nó như thế nào để có những biện pháp trấn an.

Tuy nhiên, Chính phủ và Ban chỉ đạo có những quyết sách rất mạnh mẽ và đúng đắn.

Tôi nghĩ rằng, thời điểm chuẩn bị Tết Nguyên đán, rồi mùa đông, nguy cơ phát tán của virus rất lớn nhưng chúng ta đã có biện pháp ngăn chặn kịp thời và chủ động phòng ngừa, cách ly triệt để.

Tôi nhớ vào dịp Tết, Phó Thủ tướng Võ Đức Đam – khi đó là Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ Y Tế chủ động kêu gọi mọi người họp thường xuyên, liên tục, để năm bắt các thông tin và có các biện pháp kịp thời ngăn chặn sự lây lan, đặc biệt là sự xâm nhập của các ca bệnh từ Trung Quốc đến Việt Nam.

Giai đoạn đó, chúng tôi họp liên miên, có nhiều chỉ đạo điều hành. Vì bản thân chúng ta cũng chưa có nhiều thông tin về bệnh. Nhờ đó, chúng ta có nhiều bài học kinh nghiệm.

Trong đợt dịch lần 2, các ca bệnh xuất hiện tại 3 bệnh viện chủ chốt, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện phục hồi chức năng. Đợt dịch này ảnh hưởng đến các ca bệnh, là những bệnh nhân đang điều trị tại các khoa. Đặc biệt là các bệnh nhân nhiều tuổi, mắc các bệnh lý nền nặng. Thậm chí có các nhân viên y tế cũng nhiễm bệnh.

Cuộc chiến chống dịch này cũng có những bài học để lại dấu ấn. Đặc biệt là trong vấn đề về chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ cho Đà Nẵng. Bởi Đà Nẵng gần như tê liệt tất cả, kể cả hệ thống Y tế.

Chúng ta thấy rằng, tất cả các cơ sở Y tế phát hiện các ca bệnh, nếu như không có sự chi viện của tuyến Trung Ương, địa phương thì nguy cơ phát tán cũng như nguy cơ tử vong của các ca bệnh sẽ tăng lên.

Nhà báo Diệu Bình: Xin Lê Quốc Minh chia sẻ về những câu chuyện thực tế trong cuộc chiến chống dịch vừa qua? 

Ông Lê Quốc Minh: Bài học kinh nghiệm của chúng tôi trong đợt dịch vừa rồi là sự bình tĩnh, đề ra các chiến lược truyền thông và cần rất linh hoạt, để thay đổi chiến lược truyền thông trong từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn đòi hỏi một cách thức truyền thông phù hợp.

Có một thực trạng, là chúng ta dễ bị cuốn theo một vấn đề gì đó. Nếu không cẩn thận, chúng ra dễ dẫn dắt độc giả vào một vòng xoáy về mặt thông tin.

Ngoài ra chúng tôi nghĩ rằng, bài học rất quan trọng về mặt sáng tạo sản xuất nội dung. Nếu chúng ta vẫn máy móc đưa những cách thức thông tin theo kiểu truyền thống. Với lượng thông tin quá tải, nhiều như vậy. Người tiếp nhận thông tin dễ nhàm chán, không xem đến bài đó.

Nếu chúng ta biết kết hợp uyển chuyển giữa nội dung với giải trí, cách đưa thông tin đến người dùng rất dễ hiểu. Hay chúng ta có cách thức để kích thích thị giác gọi là những hình vẽ sẽ hấp dẫn hơn những bài toàn là tin.

Chúng ta có cách thức hướng dẫn người dùng bằng video, clip ngắn cũng hấp dẫn hơn. Thông tấn xã Việt Nam cũng ra một seri gần 10 clip, chúng tôi đặt tên là: “Cùng nhau chiến thắng đại dịch” với cách thức làm hiện đại. Mỗi clip chỉ ngắn dứoi 3 phút nhưng cách truyền đạ dễ hiểu, dễ tiếp nhận, dễ chia sẻ trên mạng xã hội.

Nếu khi xảy ra những vụ tương tự, giới truyền thông thật là bình tĩnh, linh hoạt, sáng tạo thì chiến dịch truyền thông sẽ rất hiệu quả.

Nhà báo Diệu Bình: Vậy thưa ông Lê Quốc Minh, vậy thế nào là đưa thông tin một cách có trách nhiệm?

Ông Lê Quốc Minh: Trước hết, chúng ta phải nghĩ về mục đích rất cụ thể. Nếu chúng ta, chỉ muốn đưa một thông tin thật nhanh, chúng ta phải đặt lên bàn cân. Như tôi đã nói, cách đưa tin khi xảy ra chiến tranh, khi xảy ra dịch bệnh khác với cách thức đưa tin thông thường.

Lúc đó, chúng ta thật sự phải cân nhắc lợi ích của xã hội. Khi chúng ta, vội vàng đưa một thông tin khi chưa được kiểm chứng, thì nó có thể gây lên một sự hoảng loạn. Ở đây, chúng tôi, đánh giá cao việc thông tin đã có kiểm chứng từ Bộ Y tế đến với truyền thông rất nhanh.

Trường hợp chúng tôi nắm được ca nghi là nhiễm bệnh nhưng vội đăng tải luôn thông tin đó là nên hay không nên?

Hay khi có trường hợp đã xác nhận nhiễm bệnh nhưng chúng ta sẽ thông tin việc họ đi lại ở mức độ nào? Có người sẽ bảo vệ quan điểm là phải thông tin hết, xem họ đã đi qua những chỗ nào để mọi người có sự cảnh báo.

Tuy nhiên, có những người lại bảo nếu đưa hết thông tin lịch trình đi lại sẽ dẫn đến sự hoảng loạn. Việc cân nhắc trong việc đưa tin như thế nào, cũng là yếu tố rất quan trọng.

Hay lúc đầu chúng ta có quan điểm, liệu có nên nêu tên bệnh nhân hay chỉ gọi họ bằng mã số…

Tư duy có trách nhiệm với xã hội, với độc giả và phải uyển chuyển rong những tình huống đặc biệt. Chúng ta không nên xử lý như với một sự kiện thông thường. Để đảm bảo thông tin chính xác, nhanh chóng và minh bạch nhưng vẫn giữ được sự ổn định cho xã hội. Đó chính là đưa có trách nhiệm.

Ông Nguyễn Đình Anh: Về phía chúng tôi, cơ quan truyền thông của Bộ Y tế, đặc biệt chúng tôi là bác sĩ, khi có đợt dịch lần thứ 3, xảy ra ở Đà Nẵng, ngoài vấn đề đưa các thông tin chỉ đạo điều hành, Bộ Y tế cũng thành lập Bộ chỉ huy tiền phương do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trực tiếp vào chỉ đạo, điều hành tất cả các hoạt động về phòng chống dịch, để ứng cứu cho Đà Nẵng.

Chúng tôi cử một số anh em, chuyên viên, phóng viên báo Sức khỏe và Đời sống, Gia đình và Xã hội và Vụ truyền thông vào để thu thập thông tin, biên tập thông tin và phản ánh.

Bởi vì khi có dịch, toàn bộ Đà Nẵng gần như phong tỏa, sự đi lại của các phóng viên khác tương đối khó khăn để lấy tin.

Do đó, chúng tôi chủ động đưa anh em phóng viên vào, hỗ trợ lấy được thông tin sớm nhất, kịp thời nhất. Mặc dù bị phong tỏa nhưng nhờ các hoạt động về chỉ đạo điều hành của ngành Y tế, chính quyền địa phương, chúng ta vẫn có đầy đủ các thông tin, cung cấp cho độc giả, khán thính giả toàn quốc.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa hai vị khách mời, trong những giai đoạn cao điểm vừa qua, chúng ta đã ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức phòng chống dịch Covid-19 như thế nào?

Xin hai vị cho biết khó khăn nhất trong công tác tuyên truyền, thông tin trong đại dịch vừa qua là gì?

Ông Nguyễn Đình Anh: Đối với ngành Y tế, với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và truyền thông, cũng đã triển khai các hoạt động.

Lúc đầu, chúng ta thấy rằng, khi mới xuất hiện các ca bệnh đầu tiên, chúng tôi sử dụng trang điện tử của báo Sức khỏe và Đời sống.

Tuy nhiên, số lượng truy cập quá nhiều dẫn đến quá tải, không vào được. Nhiều độc giả gọi điện qua đường dây nóng phản ánh tại sao đường truyền của báo Sức khỏe và Đời sống bị tê liệt.

Sau đó, Phó Thủ tương Vũ Đức Đam yêu cầu thiết lập một trang điện tử. Sau này, chúng ôi xây dựng được trang điện tử ncovi.moh.gov.vn đã hoạt động rất hiệu quả. Chúng tôi thường xuyên cập nhật.

Nhờ trang này, hàng triệu người truy cập cùng một lúc không bị quá tải. Tôi nhớ có những thời điểm, khi chúng ta công bố ca bệnh 17. Số lượng vew, và các cuộc gọi đến đường dây tư vấn cũng tăng lên chóng mặt.

Thời gian vừa qua, các công ty truyền thông cũng hộ trợ nhiều. Bên cạnh sử dụng trang thông tin điện tử, chúng ta tiến hành truy vết bằng công nghệ thông tin.

Như Telehelth - công nghệ khám chữa bệnh từ xa. Vì khi tiến hành giãn cách xã hội và nguy cơ bùng dịch, sự đi lại của bệnh nhân tới các cơ sở y tế có sự hạn chế.

Đặc biệt với tuyến trên, sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho các tuyến dưới. Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đến dự lễ khánh thành 1000 điểm khám chữa bệnh từ xa với sự hỗ trợ của các tập đoàn viễn thông.

Chúng ta thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ cho ngành Y tế mà còn cho nhiều lĩnh vực khác như: Học từ xa…

Tất cả các hoạt động đó thường xuyên, liên tục. Nhờ đó, chúng ta phát triển được công nghệ thông tin.

Trong thời gian vừa qua, có nhiều phần mềm công nghệ thông tin được ứng dụng vào đời sống.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa ông Lê Quốc Minh, ông nghĩ sao về việc ứng dụng công nghệ thông tin này?

Ông Lê Quốc Minh: Chúng ta đã biết, Bộ Y tế đã có những đội đặc nhiệm và nghiên cứu rất sâu về chữa trị nhân tạo, truy vết các ca bệnh... Chúng ta cũng có nhiều ứng dụng để mọi người có thể tải về máy.

Hiệu quả của những ứng dụng này không giống nhau nhưng rõ ràng, vai trò của công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch cũng như mọi mặt trong đời sống đã được nâng lên rất nhiều.

Chúng ta có thể thấy rằng, nhiều ứng dụng trước đây mọi người sử dụng chưa nhiều. Ví dụ: Học từ xa, mua sắm trực tuyến… Qua đợt dịch vừa rồi, nó phát huy hiệu quả rõ rệt.

Chúng ta còn tiếp tục nghiên cứu những ứng dụng để phát hiện bệnh.

Chúng tôi cũng rất tự hào là đơn vị báo chí cũng có ứng dụng kết nối với bác sĩ để phòng chống dịch.

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đơn vị chuyên về công nghệ thông tin, các đơn vị báo chí. Chúng tôi nghĩ đã tận dụng được hiệu quả của công nghệ thông tin trong các chiếc dịch vừa qua.

Nhà báo Diệu Bình: Từ công tác tuyên truyền, thông tin trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, chúng ta có thể rút ra bài học, kinh nghiệm gì để đối phó với các làn sóng dịch bệnh khác có thể xảy ra trong tương lai? Tôi xin mời ông Nguyễn Đình Anh.

Ông Nguyễn Đình Anh: Đối với cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 vừa rồi, chúng ta đã thấy được những hiệu quả. Việt Nam là nước ở khu vực nhiệt đới, gió mùa.

Do đó rất nhiều bệnh dịch khác lưu hành. Ví dụ: Sởi, sốt xuất huyết, tay-chân-miệng, cúm. Ngoài ra, khi chúng ta giao lưu với các nước khác, nguy cơ các bệnh dịch mới có thể xâm nhập vào Việt Nam bất cứ lúc nào.

Do vậy, các hoạt động truyền thông vừa rồi, chúng ta đã có nhiều bài học đáng giá.

Thứ nhất: Chúng ta truyền thông về nguy cơ dịch bệnh. Cuộc sống không có dịch bệnh, mọi việc bình thường, chẳng ảnh hưởng đến mình, không ai quan tâm nhưng qua vụ dịch vừa rồi, chúng ta thấy rằng, truyền thông về các yếu tố, nguy cơ lây  bệnh để người dân hiểu đúng, để có hành vi đúng đắn, có lợi cho sức khỏe.

Thứ hai: sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo hay của ngành Y tế và các địa phương.

Vừa rồi, chúng ta thấy rằng, cả hệ thống chính trị vào cuộc. Trong đó, sự chỉ đạo về các hoạt động truyền thông thông suốt từ trên xuống dưới.

Thứ ba: Trong cuộc chiến vừa rồi, các cơ quan báo chí đã vào cuộc rất nhiều, mặc dù có nhiều anh chị em phóng viên báo chí, đời sống kinh tế chưa dư giả, có thể còn khó khăn.

Nhiều cơ quan báo chí, vì dịch bệnh cho nên ảnh hưởng đến các nguồn thu nhưng tất cả đều vị mục đích cuối cùng là ngăn ngừa, phòng chống dịch và bảo đảm cho cuộc sống an bình. Do đó người ta tập trung, nỗ lực để dành các trang báo đưa tin về công tác phòng chống chống dịch bệnh.

Một điểm, tôi nghĩ rằng, sự nỗ lực của ngành Y tế trong thời gian vừa qua cũng rất nhiều.

Ngoài ra, có sự hỗ trợ của các ngành khác. Ví dụ như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan khác đã đồng hành với ngành Y tế.

Tôi đánh giá rất cao sự tin tưởng rất lớn của người dân đối với công tác phòng chống dịch bệnh. Nhờ đó, người dẫn cũng tuân thủ các khuyến cáo của ngành Y tế.

Đặc biệt, khi có những tin đồn, họ đều phản ánh đến Bộ Y tế rất trách nhiệm.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa ông Lê Quốc Minh. Từ câu chuyện của cuộc chiến chống dịch Covid-19 vừa qua, bài học rút ra trong công tác tuyên truyền, chia sẻ thông tin, phổ biến kiến thức chung cho cộng đồng.

Ông Lê Quốc Minh: Bên cạnh những yếu tố như tôi đã đề cập là cần phải bình tĩnh, sáng tạo. Tôi nghĩ từ chúng ta phải nhấn mạnh là “Minh bạch thông tin”.

Có thể có những quan điểm rằng, chúng ta chỉ nên thông tin hạn chế, hay là chúng ta bnên kiểm soát thông tin.

Trong trường hợp dịch bệnh, chúng ta đã thấy, minh bạch thông tin bao gồm cả việc đưa thông tin kịp thời, nhanh chóng đến với đông đảo người dân chính là cách thức chúng ta kiểm soát thông tin đến với độc giả một cách hiệu quả nhất.

Chúng tôi có trao đổi qua một số diễn đàn tranh luận. Từ kinh nghiệm của đấu tranh chống dịch bệnh Covid-19, chúng ta có chương trình thông tin cho Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ 13, tình hình hiện nay rất hiệu quả.

Nếu chúng ta so sánh với 5 năm trước, trước khi diễn ra Đại hội, có rất nhiều luồng thông tin lề trái khiến mọi người cũng lao theo, một số không ít là tin theo những loại thông tin không chính xác như vậy.

Có thể nói, Đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại Hội Đảng sắp tới, chúng ta hoàn toàn không thấy tình trạng đã xảy ra như 5 năm trước.

Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những kênh thông tin không chính thống, rồi đưa thông tin thất thiệt, tin đồn.. Tỷ lệ này rất ít so với thông tin mọi người được tiếp nhận.

Nếu chúng ta cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng với nhiều góc nhìn khác nhau, như là mang một bữa tiệc thịnh soạn cho mọi người thì người ta sẽ không đi tìm những thông tin không chính thống nữa.

Tôi nghĩ, minh bạch thông tin là bài học vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta vượt qua những tình huống như kiểu đại dịch hiện nay mà trong rất nhiều tình huống khác, nó cũng giúp chúng ta kiểm soát được luồng thông tin.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa các vị khách mời, giờ đây chúng ta đã bước vào giai đoạn bình thường mới, công tác truyền thông, tuyên truyền cần được triển khai như thế nào để để người dân không chủ quan với bệnh dịch, đồng thời phấn đấu thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội?

Ông Nguyễn Đình Anh: Ngành Y tế đã triển khai chiến dịch, truyền thông 5K. Tức là: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế.

Các hoạt động đó về cơ bản đã đáp ứng đầy đủ các thông tin trong tình hình mới. Ví dụ: khi đến các cơ sở y tế, chúng ta có thể đeo khẩu trang y tế, ra nơi đông người ta đeo khẩu trang vải.

Ngoài ra, công tác khử khuẩn, xây dựng thói quen rửa tay xà phòng dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn.

Ngoài vấn đề về phòng chống Covid-19, chúng ta có thể phòng ngừa các bệnh lây truyền khác. Vấn đề không tụ tập đông người, hạn chế đến các quán bar, quán bia hơi…

Việc khai báo y tế là một trong những nội dung quan trọng, không chỉ với Covid-19 mà còn với các dịch bệnh khác.

Hiện nay, ngành Y tế với sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, một số tập đoàn viễn thông thì cũng đang triển khai các biện pháp để làm sao có được các biện pháp thông tin.

Khi phát hiện ca bệnh, chúng ta có thể truy vết được các đối tượng tiếp xúc gần, để chúng ta khu trú, cách ly, tránh sự lây lan ra cộng đồng.

Những vấn đề trên, chúng ta thực hiện tốt trong giai đoạn bình thường mới có thể giúp cho vấn đề kiểm soát bệnh Covid-19 cũng như các dịch bệnh khác.

Ông Lê Quốc Minh: Khi tình hình dịch bệnh lắng xuống và những quy định thắt chặt được nới lỏng hơn, chúng ta sẽ thấy hai tâm lý rất rõ ràng:

Một là: có nhiều đối tượng trong xã hội cảm thấy như được cởi trói. Chúng ta thấy tình trạng hàng nghìn người đổ về một quán bar để chờ đêm mở đầu tiên hoặc là có những nhóm khác trong xã hội luôn luôn cảm thấy e ngại. Họ nghĩ, từ nay né tránh tất cả.

Dù là theo quan niệm nào, nó cũng không phù hợp và không tốt.

Chúng ta thấy, dù dịch bệnh như vậy nhưng chúng ta vẫn phải duy trì tuyến truyền thông để giúp mọi người hiểu rõ hơn vấn đề, để họ không chủ quan nhưng cũng đừng qua e ngại, lo lắng.

Bây giờ trong bối cảnh mà chúng ta không thể trông cậy vào nguồn khách du lịch, không thể đặt nặng vấn đề xuất khẩu thì thị trường nội địa là vô cùng quan trọng. Làm sao để nói cho mọi người thấy nên thúc đẩy thị trường nội địa. Chúng ta có thể đi lại an toàn, có kiểm soát, tiếp tục sống cuộc sống sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, xã hội mới có thể phát triển được. Thế nhưng, trong quá trình sản xuất kinh doanh không được phá vỡ nguyên tắc về mặt y tế chúng ta đang áp dụng.

Thực tế, do truyền thông, ý thức của người dân khác ngày xưa. Bây giờ đến các địa điểm công cộng, mọi người đeo khẩu trang không còn là điều gì lạ lẫm nữa. Nhiều người có ý thức trong việc đeo khẩu trang.Các cơ sở lớn như siêu thị, họ vẫn tiếp tục duy trì hình thức sát khuẩn.

{keywords}
Cuộc chiến Covid-19 và truyền thông minh bạch, có trách nhiệm

Những cách thức như vậy đã đi vào tiềm thức của mỗi người cũng là yếu tố rất tích cực. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải cân bằng thông tin, để vừa có sự cảnh báo, vừa nhắc nhở các quy chế.

Mặt khác, chúng ta vẫn phải khuyến khích, để mọi người có hoạt động trở lại bình thường, góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp đời sống, kinh tế, xã hội phát triển hơn.

Nhà báo Diệu Bình: Thưa 2 vị khách mời, truyền thông có trách nhiệm duy trì sự tin cậy từ công chúng qua việc truyền đạt lại các câu chuyện một cách chính xác và đúng sự thật nhất. Xin được nghe ý kiến của các vị về việc, trong một số trường hợp làm sao đảm bảo làm sao đưa tin chính xác mà không gây hoảng loạn?          

Ông Nguyễn Đình Anh: Việc đưa các thông tin tránh hoảng loạn và đảm bảo chính xác, đôi khi chúng ta phải cân nhắc.

Như tôi, cũng có nhiều vấn đề phải cân nhắc, ngoài việc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên, chúng ta phải tính đến vấn đề: Nếu như đưa thông tin dồn dập Như giai đoạn 1, có ngày chúng ta đưa tin liên tiếp, dẫn đến tâm lý hoang mang. Sau này, chúng ta quy định, mỗi ngày cung cấp 2 lần. Người dân đến giờ đó cũng ngóng chờ.

Đợt dịch thứ 3, khi công bố ca tử vong ở Đà Nẵng,  tôi cũng phải cân nhắc, thời điểm nào đưa. Chúng tôi nghĩ rằng khi cung cấp tin đó theo sự chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi cứ cung cấp thông tin minh bạch và dần dần chúng ta cũng lan tỏa thông tin.

Khi xem xét ca bệnh đó, một bệnh nhân mắc bệnh lý nền rất nặng và chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin về trường hợp đó cũng như nguy cơ bệnh tật tử vong.

Ban đầu, khi có tin người tử vong, một bộ phận chia sẻ, hoang mang và hoảng loạn nhưng dần dần cũng bình tĩnh trở lại khi báo chí minh bạch thông tin, chia sẻ rõ ràng về các ca bệnh.

Nhất là khi cơ quan báo chí vào cuộc, đăng tải những bài viết về bệnh lý nền của bệnh nhân, cách chữa trị cũng như sự cố gắng cứu chữa của ngành Y tế nhưng do bệnh lý nền nên bệnh nhân không qua khỏi.

Chúng ta cũng đồng cảm, chia sẻ với sự mất mát của gia đình. Tùy theo những thông tin mà chúng ta cần cân nhắc việc cung cấp thông tin, cân nhắc về thời điểm cung cấp thông tin cũng rất quan trọng.

Ví dụ, khi có sự kiện gây hoang mang, nếu chúng ta cung cấp thêm thông tin nữa càng tạo nên sự hoang mang. Do đó, nhièu khi chúng ta phải dàn trải thông tin để người dân không lo lắng.

Nhà báo Diệu Bình: Tôi được biết là vừa qua, dự án chống tin giả của TTXVN đoạt giải thưởng báo chí quốc tế. Xin ông Lê Quốc Minh chia sẻ thêm về hiệu quả của dự án này, cụ thể là với công tác phòng chống dịch Covid 19 ra sao?

Ông Lê Quốc Minh: Vào ngày 15/10 tới đây, trong khuôn khổ Hội nghị về truyền thông số châu Á chúng tôi mới biết được đây là giải Vàng hay giải Bạc. Dự án này của chúng tôi gồm 3 cấu phần.

Thứ nhất là bài hát chống tin giả trong địa dịch Covid-19 và chúng tôi dùng cách làm rất nổi tiếng của Thông tấn xã Việt Nam đó là Rap News – kết hợp nhạc Rap và tin tức. Bài hát này ngay lập tức thu hút hàng triệu người xem.

Thứ hai: Chúng tôi có một tài khoản kiểm chứng thông tin trên nền tảng Tik Tok, có clip mấy chục ngàn người xem nhưng có những clip lên tới 1,4 triệu người xem. Chúng tôi rất bất ngờ trước những hiệu quả đó.

Đối tượng thế hệ Z – là các em trong độ tuổi từ 13 – 24 tuổi lại quan tâm đến vấn đề chống tin giả như vậy. Điểm thú vị nhất của dự án này là một chương trình đào tạo kỹ năng chống tin giả cho học sinh từ cấp tiểu học cho đến THPT trên toàn quốc.

Chúng tôi có ý tưởng làm dự án này từ đầu năm 2019 nhưng vì nhiều lý do nhất định đến cuối 2019 chúng tôi mới bắt đầu triển khai tại Đà Nẵng và sau đó mở rộng tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Tháp sắp tới sẽ còn triển khai ở nhiều tỉnh thành khác.

Do đại dịch Covid-19 nên dự án cũng bị hoãn một thời gian. Bây giờ đã nối lại. Chúng tôi sử dụng hệ thống của cơ quan Thông tấn xã Việt Nam tại 63 tỉnh, thành.

Hiện tỉnh, thành nào cũng có phóng viên trẻ. Chúng tôi có hơn 800 nhà báo trẻ. Chúng tôi sử dụng đội ngũ này để đưa những kiến thức phòng chống tin giả học sinh từ cấp tiểu học đến THPT.

Điểm bất ngờ là các em rất hào hứng, nhiều trường học đăng ký với chúng tôi, mong muốn không chỉ dạy cho 1, 2 lớp mà dạy cho cả trường.

Các bạn thanh niên có cách thức làm hiệu quả, có những trò chơi online, chúng tôi cũng in ra những tờ rơi, để các em sau khi học xong thì cầm về nhà.

Từ kinh nghiệp của những chương trình khác, chúng tôi thấy rằng nhắm vào đối tượng trẻ em là rất hiệu quả.

Lý do là người lớn luôn cho rằng mình là người thông minh, cho nên nói nhiều khi họ không nghe.

Cái hay của trẻ em, khi tiếp nhận rồi, các em tiếp tục lan truyền đến cho các bạn bè khác, cho anh/chị/em, bố mẹ và ông bà. Hiệu quả lan truyền cao hơn nhiều.

Với dự đoán của chúng tôi, dựa trên lực lượng phóng viên và các văn phòng thường trú tại 63 tỉnh, thành, trong vòng 1 năm có khoảng 30 nghìn – 40 nghìn học sinh được tiếp cận với kiến thức này.

VTV, VOV cũng quan tâm đến dự án của chúng tôi và bày tỏ mong muốn hợp tác. Trung ương Đoàn cũng thích.

Chúng tôi nghĩ nếu mọi người chung tay, để dự án này mở rộng, số trẻ em tiếp cận với kiến thức này có thể lên tới hàng triệu. Từ đó mang hiệu quả cho xã hội.

{keywords}
 

Nhà báo Diệu Bình: Thưa hai vị khách mời, người làm báo muốn có thông tin về thiên tai, dịch bệnh thường phải đối mặt với hiểm nguy, rủi ro và sự đánh đổi không hề lớn. Chúng ta đã có cơ chế nào để bảo vệ những người đưa tin này?

Ông Lê Quốc Minh: Cách đây 3 năm, chúng tôi có phóng viên trẻ Đinh Hữu Dư hi sinh khi tham gia đưa tin bài về bão lũ ở Yên Bái. Đó là bài học vô cùng lớn.

Bất kỳ phóng viên nào cũng muốn lao vào những điểm nóng, có thể là bão lũ, thiên tai, chiến tranh nhưng ở góc độ quản lý chúng tôi luôn luôn muốn đảm bảo an toàn cho họ.

Trước khi lấy tin, chúng tôi luôn đưa ra cảnh báo, không có gì bằng tính mạng của mình.

Sau trường hợp đáng tiếc của phóng viên Dư, chúng tôi có những bản hướng dẫn, quy trình để phóng viên khi tác nghiệp về bão lũ, thiên tai, chiến tranh, họ có cẩm nang để theo dõi.

Trong trường hợp dịch bệnh vừa rồi, nhiệm vụ của chúng tôi là phải cung cấp đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho phóng viên. Không phải là quy mô nhỏ cho phóng viên đi ra “mặt trận” mà thậm chí ở quy mô lớn. Những người ở nhà cũng có những biện pháp phòng hộ nhất định.

Chúng tôi có những quy định về việc phân tách toàn bộ tòa soạn như thế nào để đảm bảo an toàn. Bởi vì một mặt, chúng ta vẫn phải tiến vào và đưa tin nhưng vẫn phải đảm bảo hệ thống suôn sẻ, nhỡ may trong trường hợp rất xấu, có một ca snhân nào đó nhiễm bệnh, cả hệ thống vẫn không bị ảnh hưởng.

Nếu trong trường hợp bị nhiễm bệnh, các phương án hỗ trợ họ về mặt mặt sức khỏe, khám chữa bệnh, phối hợp như thế nào…

Và không chỉ trong dịch bệnh, những trường hợp như hỏa hoạn thôi nhưng là cháy hóa chất, những vụ cháy nguy hiểm hay là các vụ đối mặt với thiên tai thường xuyên như bão lũ, sạt lở đất… đối với chúng tôi, sự an toàn của phóng viên, nhân viên vẫn đặt trên hết.

Song song với đó là đảm bảo luồng thông tin chính thống của Thống tấn xã Việt Nam luôn đến được với độc giả.

Ông Nguyễn Đình Anh: Đối với ngành Y tế khi hợp tác với các cơ quan báo chí. Đặc biệt là khi cho các phóng viên tác nghiệp tại các địa điểm có nguy cơ lây bệnh, bao giờ chúng tôi cũng đảm bảo một số công tác an toàn.

Thứ nhất: Với cơ quan chúng tôi giới thiệu phóng viên đến tác nghiệp, đề nghị các cơ quan đó hỗ trợ và cảnh báo cho phóng viên chỉ được đến vùng nào thôi, những vùng nào không được phép.

Nếu đi vào tiếp xúc với người bệnh có nguy cơ, bao giờ yếu tố đầu tiên là phải cung cấp các biên pháp phòng hộ, tối đa. Tức là không để cho phóng viên có nguy cơ bị các bệnh xâm nhập, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Các biện pháp đó cũng giống như đối với nhân viên Y tế khi thăm khám, điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

Thứ hai: Trong các cơ sở y tế bao giờ cũng có những ranh giới nhất định. Những khu vực nào được người nhà vào… Hay những địa điểm nào phóng viên được tác nghiệp, những khu vực nào chỉ có nhân viên y tế tác nghiệp. Yếu tố đầu tiên khi cho phóng viên vào tác nghiệp là phải đảm bảo an toàn cho họ.

Vì chúng ta thấy rằng thiên tai, dịch bệnh không ai mong muốn xảy ra nhưng khi xảy ra có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, thậm chí là để lại những di chứng, di tật lâu dài với các phóng viên. Nó ảnh hưởng không chỉ tức thời mà có thể ảnh hưởng lâu dài đến các gia đình của phóng viên.

Khi cho phóng viên tác nghiệp phải cân nhắc có nên cho phóng viên vào hay không? Nhiều thông tin, phóng viên không vào được nhưng khu vực quá nguy hiểm, chúng tôi đề nghi các y bác sĩ có thể chụp và ghi hình.

Như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát ở Đà Nẵng vừa rồi, chính các phóng viên không vào được, chính các y bác sĩ đã quay những thước phim, phản ánh rất chân thực.

Chương trình tọa đàm trực tuyến đến đây là kết thúc. Xin cảm ơn hai vị khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình. Cảm ơn quý độc giả quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại quý vị trong các chương trình sau.

Báo VietnamNet