Với một số người, đây là biểu hiện rõ ràng về đường lối ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc. Một số người khác lại tin tưởng ông Đường chỉ đơn giản là đang tham gia một nghi thức chào đón.

{keywords}
Bức ảnh đang gây tranh cãi. Ảnh: Nytimes

Tuy nhiên, theo tờ New York Times, sự việc này đã phản ánh một thực trạng mới về vị trí địa chính trị của các đảo quốc ở Thái Bình Dương khi Trung Quốc và Mỹ đang tranh giành ảnh hưởng tại khu vực này.

Bà Katerina Teaiwa, Phó giáo sư trường châu Á – Thái Bình Dương thuộc Đại học Quốc gia Australia, cho rằng các đảo quốc Thái Bình Dương đã và đang là sân chơi địa chính trị của những nước khác.

Vị trí chiến lược

Kiribati, một thuộc địa cũ của Anh nằm gần đường Xích Đạo, được hình thành từ 33 hòn đảo với tổng diện tích 3,6 triệu km2 trên biển. 

Kiribati cùng với một số đảo quốc khác ở Thái Bình Dương đang dần đóng vai trò quan trọng hơn đối với cả Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai cường quốc đang trở nên xấu đi.

Về vị trí địa lý, Kiribati nằm sát quần đảo Hawaii thuộc Mỹ. Nhìn trên bản đồ, hai quần đảo này trông giống như những quân cờ nằm rải rác ngay giữa ba nước Trung Quốc, Mỹ và Australia.

Theo Jonathan Pryke, Giám đốc chương trình các quần đảo Thái Bình Dương thuộc Viện nghiên cứu Lowy, dù kích thước khiêm tốn, nhưng trong Thế chiến 2, những quần đảo trên có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, và điều này không thay đổi nhiều ở thời điểm hiện tại.

Trung Quốc đã và đang xây dựng ảnh hưởng tại Thái Bình Dương. Tháng trước, Bắc Kinh đã nhận được sự ủng hộ từ Papua New Guinea trong cuộc bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc về việc thông qua đạo luật an ninh mới tại Hong Kong.

Trước đó, quần đảo Solomon đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang thiết lập quan hệ với Bắc Kinh. Vài ngày sau, Kiribati cũng có động thái tương tự.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã ca ngợi Tổng thống Kiribati “đứng về lẽ phải của lịch sử”, sau khi hai nước ký bản ghi nhớ đưa đảo quốc này vào sáng kiến “Vành đai, Con đường” và thiết lập quan hệ ngoại giao.

Bức ảnh gây tranh cãi

Ngay sau đó, ông Đường Tùng Căn trở thành đại sứ đầu tiên của Trung Quốc ở Kiribati. Ông đã đưa ra các sáng kiến giúp nâng cao nhiều phần của quần đảo đề phòng hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, hình ảnh được cho là chụp cảnh vị đại sứ đi trên lưng người dân tại Marakei, trong một chuyến thăm đến hòn đảo này đầu tháng 8 năm nay, đã làm xuất hiện những quan điểm trái ngược nhau về ông.

Constantine Panayiotou, Tùy viên quốc phòng Mỹ tại Fiji, viết trên Twitter rằng ông “không thể tưởng tượng được việc đi trên lưng người khác là hành vi có thể chấp nhận được đối với đại sứ bất kỳ nước nào”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng đây là nghi lễ biểu hiện sự tôn trọng đối với Đại sứ Trung Quốc, được khởi xướng bởi chính những người lớn tuổi trên đảo.

Bà Teaiwa cho rằng nghi thức này chủ yếu được thực hiện trong các đám cưới. Theo bà, người dân đảo Marakei có quyền quyết định những phong tục mà họ cho là thể hiện sự tôn trọng và lòng hiếu khách.

Bà cho rằng, vấn đề lớn hơn cả là cách thức Mỹ, Australia và phần còn lại của thế giới đối xử với những đảo quốc Thái Bình Dương, nơi chỉ được họ xem trọng khi phát sinh các nguy cơ xung đột tại châu Á.

Bà cho rằng mâu thuẫn giữa Trung Quốc, Mỹ và Australia sẽ càng trở nên rắc rối nếu thiếu đi tiếng nói, vai trò của các nhà lãnh đạo, và đặc biệt là cộng đồng người dân tại các đảo quốc Thái Bình Dương.

Việt Anh

Ấn Độ-Trung Quốc đua nhau điều tiêm kích tới biên giới

Ấn Độ-Trung Quốc đua nhau điều tiêm kích tới biên giới

Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn chiếm được ưu thế trên không tại ‘nóc nhà thế giới’ Himalaya.

Mỹ - Trung Quốc làm gì để tránh được chiến tranh lạnh?

Mỹ - Trung Quốc làm gì để tránh được chiến tranh lạnh?

Một cuộc chiến tranh lạnh sẽ ngăn cản Mỹ và Trung Quốc hưởng lợi từ những đóng góp của nhau.