Câu hỏi như sau: Một phụ nữ mua hàng hóa trị giá 200 đồng từ cửa hàng A.
Người phụ nữ đưa cho chủ cửa hàng A tờ 1.000 đồng. Chủ cửa hàng A đổi 1.000 đồng này lấy tiền lẻ từ chủ cửa hàng B ở bên cạnh, giữ lại 200 đồng cho mình và trả lại 800 đồng cho người phụ nữ mua hàng.
Sau đó, chủ cửa hàng B sang trả lại A tờ 1.000 đồng với lý do "tiền giả", và lấy lại 1.000 của mình.
Hỏi chủ cửa hàng A đã mất tổng cộng bao nhiêu tiền?
Lời giải
Cách 1: Để tính được thiệt hại của chủ cửa hàng A, chúng ta có thể tính theo giá trị hàng và số tiền người phụ nữ đã lấy đi cộng với số tiền chủ cửa hàng B bên cạnh đã lấy lại. Thiệt hại của chủ cửa hàng A = (Lợi nhuận của người phụ nữ + Lợi nhuận của chủ cửa hàng B)
Lợi nhuận của người phụ nữ = 200 đồng (đối với hàng hóa) + 800 đồng (đối với số tiền lẻ bà ta nhận được) = 1.000 đồng
Lợi nhuận của chủ cửa hàng B = 0 (anh ta chỉ lấy lại tiền của mình)
Vì vậy, tổn thất của chủ cửa hàng A là: 1.000 + 0 = 1.000 đồng
Cách 2: Tính thiệt hại từ những gì chủ cửa hàng A đã đưa cho người khác và lấy từ người khác. Theo cách này, mất mát của chủ cửa hàng A = Những gì anh ta đã cho người khác - những gì anh ta lấy.
Theo đó, chủ cửa hàng A lấy từ người phụ nữ: 0 đồng (vì 1.000 đồng người phụ nữ đưa là tiền giả); lấy từ chủ cửa hàng B là 1.000 đồng.
Chủ cửa hàng A đã đưa cho người phụ nữ số lượng hàng hóa trị giá 200 đồng và 800 đồng (trả lại tiền thừa); đưa lại cho chủ cửa hàng B 1.000 đồng.
Vì vậy, tổn thất của chủ cửa hàng A là: (200 + 800 + 1.000) - (1.000) = 1.000 đồng
(Sưu tầm)
Bài toán hóc búa từ 3.500 năm trước cuối cùng đã có lời giải
Mới đây, 1 bài toán được cho là 3.500 tuổi từ thời Ai Cập cổ đại đã có lời giải đáp nhờ vào toán học hiện đại.
Tù nhân giải được bài toán cổ từng khiến nhà toán học 'đau đầu'
Một tù nhân tại Mỹ đã tự học toán cao cấp cơ bản. Nhờ đó, anh ta đã giải được một bài toán phức tạp. Không những thế, còn truyền niềm đam mê toán học của mình cho các bạn tù.
Bài toán siêu hóc búa chỉ 0,001% người giải được
Bài toán này được đưa ra trong kỳ thi SAT năm 1982 và chỉ có 3 trong số 300.000 thí sinh đưa ra câu trả lời chính xác.