Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được kết cấu gồm 4 Chương 66 Điều, giảm 1 Chương và tăng 16 Điều so với Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2021, trong đó có nhiều nội dung mới. Cùng với các quy định có liên quan của Bộ luật Hình sự 2009 (Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015) và các văn bản hướng dẫn đã tạo lập hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá đồng bộ, đầy đủ về lĩnh vực phòng, chống rửa tiền tại Việt Nam.
Việt Nam đã thành lập Cục phòng chống rửa tiền từ cuối năm 2005 và được cơ cấu lại năm 2009. Theo đánh giá củ Ngân hàng Nhà nước, qua xem xét kết quả thu thập, phân tích và chuyển giao thông tin giao dịch đáng ngờ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Cục PCRT có thể thấy:
Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ nhận được từ các đối tượng báo cáo ngày một gia tăng. Từ năm 2010 đến năm 2017, Cục PCRT đã tiếp nhận 7.285 báo cáo giao dịch đáng ngờ, trong đó khối ngân hàng chiếm 83,46%. Mặc dù đã tăng qua các năm nhưng số lượng báo cáo từ các lĩnh vực, ngành nghề khác còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tính chất, quy mô hoạt động của lĩnh vực, ngành nghề này.
Đáng chú ý, từ năm 2010 đến năm 2017, Cục PCRT đã chuyển giao 614 vụ việc liên quan đến 3.588 báo cáo giao dịch đáng ngờ cho cơ quan chức năng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mới hiện nay, để công tác PCRT đạt được hiệu quả cao hơn cần chú trọng một số giải pháp sau:
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan như: Luật Quản lý thuế, Luật Thuế tài sản, pháp luật về đăng ký giao dịch… nhằm kiểm soát thu nhập và tài sản của cá nhân. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định cũng cần gắn liền với việc đề xuất tăng các chế tài phạt tiền nặng đối với những tổ chức, cá nhân che giấu hoạt động rửa tiền…
Tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan để PCRT nhằm nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của việc PCRT trong các cơ quan nhà nước như: Bộ Công an, Bộ Tài chính, NHNN, Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng… Trong đó, chú trọng phối hợp kiểm tra chấp hành các biện pháp quy, kiểm tra chấp hành các biện pháp PCRT của các tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng rửa tiền, nghi ngờ rửa tiền.
Ngăn chặn việc rửa tiền các hoạt động giao dịch tiền ảo. Hiện nay, phương thức rửa tiền ngày càng trở nên tinh vi và nguy cơ rửa tiền qua tiền ảo ngày càng lớn do tính chất ẩn danh và khó quản lý của loại tiền này. Do vậy, cần tăng cường biện pháp kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo theo hướng yêu cầu các TCTD và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được cung ứng bất kỳ dịch vụ thanh toán, thẻ, tín dụng, chuyển tiền… liên quan tới giao dịch tiền ảo cho khách hàng. Các TCTD, đơn vị trung gian thanh toán phải báo cáo lại các giao dịch đáng ngờ có liên quan tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo, các tổ chức có hoạt động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo và có biện pháp xử lý đúng quy định pháp luật về PCRT…
Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức các tổ chức, cá nhân về các rủi ro về rửa tiền, tài trợ khủng bố, giúp các tổ chức, cá nhân hiểu rõ tác hại của rửa tiền, từ đó thúc đẩy một nền văn hóa tuân thủ pháp luật; Khuyến khích và khen thưởng các tổ chức, cá nhân tố giác, tố cáo và cung cấp thông tin về hoạt động rửa tiền.
Chú trọng nâng cao trình độ năng lực, kiến thức về PCRT cho cán bộ làm công tác chuyên trách không chỉ trong ngành Công an mà cả ngành Ngân hàng; Chú trọng đẩy mạng ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy công tác phòng chống rửa tiền hiệu quả hơn, nhanh hơn, với chi phí thấp hơn.