Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Những biện pháp mạnh nhất như giãn cách xã hội tiếp tục được áp dụng tại TP.HCM. Bối cảnh phức tạp này đặt ra yêu cầu cần thay đổi cách thức chống dịch.

Dưới đây là quan điểm riêng của GS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn: 

{keywords}
Ảnh minh họa. Thanh Tùng

Tôi nghĩ công chúng đã quá mệt mỏi với những thống kê về số ca nhiễm mỗi ngày. Ở Úc, có thể nói cả nước cứ thấp thỏm về mấy con số này. Nhiều chuyên gia bắt đầu chất vấn về ý nghĩa và ứng dụng của chúng.

Ở Sydney, số ca nhiễm chỉ chừng 20-30 mỗi ngày. Nhà chức trách quyết định 'lockdown' thành phố 3 tuần. Chỉ 3 tuần đó, kinh tế của thành phố thiệt hại hơn 2 tỉ USD. Đó là chưa nói đến những thiệt hại về sức khoẻ và tinh thần cho hàng vạn người mà nhà chức trách không thể thấy được.

Chính phủ Úc đã lên kế hoạch 4 giai đoạn để thoát Covid-19:

Giai đoạn 1: Tiêm vắc xin cho đa số dân. Du lịch và đi nước ngoài sẽ giảm xuống 50% so với thời bình thường trước đại dịch, tiêm vắc xin cho người hồi hương, thử nghiệm cách ly 7 ngày (thay vì 2 tuần);

Giai đoạn 2: Du khách và đi nước ngoài sẽ khôi phục 100% như trước dịch. Ưu tiên du khách đã tiêm chủng, không lockdown hay chỉ lockdown khi tình huống hết sức nghiêm trọng;

Giai đoạn 3: Xem Covid-19 như các bệnh truyền nhiễm khác. Không lockdown, không giới hạn đi lại nước ngoài, không giới hạn du khách đã được tiêm vắc xin;

Giai đoạn 4: Bình thường hoá như trước đại dịch.

Tôi nghĩ Việt Nam cũng nên tập trung trí lực suy nghĩ cho một lộ trình như thế. Việt Nam, dĩ nhiên, có nhiều khác biệt so với Úc: Số ca nhiễm ít hơn, nhẹ hơn, nhưng ít người được tiêm vắc xin và cơ sở vật chất y tế kém hơn. Nhưng tôi nghĩ Việt Nam có thể giảm xuống còn 3 giai đoạn trong lộ trình thoát Covid-19.

Tóm lại, tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên ngưng đếm số ca mỗi ngày, chỉ tập trung vào số ca nặng và chuẩn bị phương án sống chung với con virus này vĩnh viễn.

Sống với virus là bảo đảm sao cho cộng đồng được bảo vệ từ những ảnh hưởng nặng nề của virus. Nhưng để sống chung với virus SARS-CoV-2, ưu tiên số 1 là tiêm vắc xin, chứ xét nghiệm đại trà không phải là ưu tiên.

 

TP Hồ Chí Minh chuẩn bị tiếp nhận các đợt vaccine được Bộ Y tế phân bổ và sẽ tiếp tục tiêm trong thời gian tới. Xác định tiêm chủng vaccine là biện pháp căn cơ trong PCD Covid-19, chủ trương chung của thành phố là mở rộng tối đa đối tượng được tiêm, đa dạng hóa cơ hội tiếp cận vaccine. Thành phố đã đàm phán để có thể nhập 5 triệu liều vaccine, phấn đấu chậm nhất đến cuối quý III-2021 sẽ tiếp nhận được lô vaccine đầu tiên của nguồn này. Cùng với tìm nguồn, thành phố đang nhận được sự chung tay rất lớn từ các tổ chức, tập thể, cá nhân ủng hộ kinh phí mua vaccine phòng Covid-19. Đến chiều ngày 5-7, Quỹ vaccine phòng Covid-19 của thành phố đã nhận được đăng ký ủng hộ với số tiền hơn 2.293,3 tỷ đồng.

 

Lương Bằng