Theo quy chế đào tạo vừa được VNU ban hành, các điều kiện đó gồm:

- Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của ngành muốn chuyển sang học;

- Có số tín chỉ tích lũy tối thiểu bằng khối lượng thiết kế theo kế hoạch học tập chuẩn của chương trình đào tạo;

- Điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2,5/4 trở lên;

- Không bị cảnh báo học tập hoặc bị xét thi hành kỷ luật;

- Đơn vị đào tạo còn chỉ tiêu đối với ngành mà sinh viên muốn chuyển đến;

- Được sự đồng ý của chủ nhiệm khoa/bộ môn và thủ trưởng đơn vị đào tạo (đối với các trường thành viên), Giám đốc VNU (đối với các đơn vị trực thuộc).

Kết quả học tập của các học phần đã tích lũy của sinh viên chuyển ngành hoặc chuyển hình thức đào tạo sẽ được xem xét để bảo lưu và công nhận tương đương theo các học phần trong ngành mới.

VNU lưu ý không xem xét việc chuyển ngành học đối với sinh viên đã học từ năm thứ 2.

 Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội có thể chuyển ngành học sau khi kết thúc năm nhất

VNU cũng ban hành quy chế đối với các sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục ĐH bên ngoài muốn chuyển về học tại nhà trường. Cụ thể phải đủ các điều kiện sau:

- Không là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối, có điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2,5/4 trở lên;

- Đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại đơn vị chuyển đến;

- Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng và chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT;

- Được sự đồng ý của hiệu trưởng đơn vị đào tạo xin chuyển đi và đơn vị xin chuyển đến;

- Không thuộc diện bị buộc thôi học, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có đủ sức khỏe để học tập.