Hai nguồn tin giấu tên thân cận vấn đề cho biết, việc Mỹ viện trợ tên lửa MIM-23 Hawk (Diều hâu) cho Ukraine trong thời gian tới được thực hiện với hai mục đích. Thứ nhất, Washington muốn tăng cường năng lực phòng không của các lực lượng vũ trang Ukraine để đối phó với chiến thuật sử dụng máy bay không người lái (UAV) được quân đội Nga áp dụng thời gian gần đây.

Thứ hai, giới chức quân sự ở Lầu Năm Góc muốn kiểm tra liệu loại khí tài này có còn hoạt động tốt trong bối cảnh chiến trường hiện đại hay không. Hiện chưa rõ phiên bản MIM-23 nào sẽ được Mỹ viện trợ cho Ukraine. 

Bệ phóng tên lửa thuộc hệ thống phòng không MIM-23. Ảnh: Army Recognition

MIM-23 Hawk là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung do công ty Raytheon của Mỹ thiết kế và đưa vào trang bị trong quân đội nước này từ năm 1960. Một tổ hợp phòng không cơ bản của MIM-23 thường bao gồm 4 đài radar, 6 bệ phóng (tổng cộng 18 quả) và một số thành phần hỗ trợ khác như xe kéo vận tải, xe phụ trách nạp tên lửa cho bệ phóng, trạm trung tâm điều phối thông tin...

Bản vẽ sơ lược tổng thể tổ hợp MIM-23 Hawk thế hệ 3. Ảnh: Army Recognition

Theo trang quân sự Army Recognition, MIM-23 được trang bị bốn loại radar gồm AN/MPQ-50 với mục đích phát hiện tiêm kích đối phương ở tầm trung-cao ở khoảng cách 100km; radar AN/MPQ-55 có tính năng phát hiện mục tiêu bay thấp với tầm hoạt động lên tới 70km; radar AN/MPQ-46 có khả năng thu nhận và theo dõi các mục tiêu được chỉ định theo góc phương vị, độ cao và khoảng cách; radar AN/TPQ-37 có tầm hoạt động 50km với khả năng định vị vị trí và cự ly các hệ thống pháo đối phương.

Hệ thống phòng không MIM-23 còn được trang bị thêm trạm trung tâm điều khiển BCC (Battery Control Central); trạm trung tâm điều phối thông tin ICC (Information Coordination Central); trung tâm điều khiển hỏa lực PCP (Platoon Command Post) và bệ phóng M192 chứa 3 tên lửa/bệ.

Trạm trung tâm điều phối thông tin ICC của hệ thống MIM-23. Ảnh: Army Recognition

MIM-23 Hawk sử dụng loại tên lửa MIM-23A dài 5,08m; đường kính thân 0,37m; sải cánh 1,19m; trọng lượng 58kg, trong đó đầu đạn nổ mảnh nặng 54kg. Tên lửa có tầm bắn từ 2-25km, tầm tác chiến độ cao tối thiểu và tối đa lần lượt ở các mức 60m và 11.000m. Ở một số phiên bản nâng cấp sau này được các chuyên gia quân sự của Tập đoàn Raytheon ra mắt, ‘Diều hâu’ được trang bị tên lửa MIM-23B có tầm bắn lên tới 35km.

Bảng thông số kỹ thuật của hai loại tên lửa MIM-23A và MIM-23B
Vũ khí khắc tinh của các loại tên lửaHiện Mỹ là nước đạt nhiều tiến bộ nhất trong việc phát triển vũ khí vi sóng năng lượng cao (HPM), để chống lại các loại tên lửa, gồm cả tên lửa siêu thanh.