- Sau khi trúng hai tờ vé số, người đàn ông dùng số tiền này để về thăm nhà sau 33 năm được công nhận liệt sĩ. 

Liên quan đến vụ ông Trương Văn Chóng (58 tuổi, ngụ huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) trở về sau 33 năm được công nhận liệt sĩ, chiều 23/5, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) TP Cần Thơ đã triển khai thu hồi giấy báo tử đối với ông này. Bộ CHQS TP Cần Thơ cũng đề nghị Sở LĐTB&XH thu hồi bằng Tổ quốc ghi công của ông Chóng.

Về thăm nhà sau khi trúng vé số

Theo xác minh của Bộ CHQS TP Cần Thơ, ông Chóng (SN 1965, nguyên quán ấp Định Hoà, xã Định Môn, huyện Ô Môn, tỉnh Hậu Giang nay là xã Định Môn, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ).

Ông Chóng nhập ngũ đợt 1 năm 1983. Đơn vị đầu tiên nhập ngũ là Sư đoàn 868 (huấn luyện chiến sĩ mới) tại Đồng Tâm (Tiền Giang). Sau 2 tháng được biên chế cho Tiểu đoàn 7, Sư đoàn 5, Quân khu 7, đóng quân tại Campuchia, cấp bậc binh nhất, chức vụ chiến sĩ. 

{keywords}
Ông Chóng trở về nhà sau 33 năm được công nhận liệt sĩ

Theo giấy báo tử ghi, ông Trương Văn Chóng hy sinh năm 1985, giấy báo tử do Bộ CHQS tỉnh Hậu Giang ký ngày 3/9/1991 và được công nhận là liệt sĩ thuộc diện mất tin, mất tích. Cơ quan chức năng đã cấp bằng Tổ quốc ghi công do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 26/5/1993, người nhận trợ cấp hàng tháng là mẹ ruột Huỳnh Thị Nía.

Trước khi nhập ngũ, ông Chóng có vợ và 1 con trai, hiện vẫn đang sinh sống tại xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Bà này đã có chồng khác.

Bộ CHQS TP Cần Thơ đã xác minh và làm việc với ông Chóng cùng cơ quan đơn vị địa phương thì được biết, trong lúc làm nhiệm vụ trên nước bạn Campuchia, ông này bị thương, thất lạc đơn vị, được người dân nuôi dưỡng...

Sau đó, ông Chóng lập gia đình với người phụ nữ Khmer nhưng không có con. Thời gian sau ông bỏ đi Biển Hồ sinh sống, cưới vợ khác và có được 3 người con.

Năm 2011, ông Chóng đưa vợ con về sống tại tổ 2, ấp 7, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh cho đến nay và lấy tên khác là Nguyễn Văn Tâm.

"Lý do ông Chóng không trở lại đơn vị sau khi bị thất lạc vì lúc đó bị thương ở trong phum của người Khmer, trong khi lính Pol Pot luôn đi tìm giết nên sợ không dám xuất hiện. Ngoài ra, ông cũng không biết đơn vị ở đâu", kết quả xác minh khẳng định.

Năm 2017, người dân ở quận Ô Môn (Cần Thơ) lên Tây Ninh làm thuê thì gặp ông Chóng.  Qua trò chuyện, ông Chóng biết được thông tin về người thân của mình, nhưng không có tiền để về.

Trước Tết 2018, ông Chóng trúng 2 tờ vé số được 12 triệu đồng nên quyết định dùng số tiền này về Cần Thơ thăm gia đình.

Bộ CHQS TP Cần Thơ xác định, qua rà soát trích lục hồ sơ tại các đơn vị quản lý ông Chóng trước đây đều không có tên Trương Văn Chóng trong danh sách báo tin từ trần, mất tích cũng như danh sách do quân lực của các đơn vị quản lý.

"Tuy nhiên, mẹ và gia đình của ông Chóng xác nhận ông là con ruột. Sau đó, Bộ CHQS TP có công văn đề nghị UBND TP Cần Thơ và UBND huyện Thới Lai xác minh trường hợp ông Trương Văn Chóng. Qua xác minh, kết luận người tự xưng tên Trương Văn Chóng với ông Chóng trong hồ sơ liệt sĩ là 1 người", cơ quan chức năng cho biết. 

Bất ngờ trở về

Trước đó, rạng sáng mùng 5 Tết, ông Chóng bất ngờ trở về nhà mẹ ruột là bà Huỳnh Thị Nía (87 tuổi, ấp Định Hoà B, xã Định Môn, huyện Thới Lai) khiến người trong gia đình ngỡ ngàng vì người đàn ông này được cho đã chết cách đây 33 năm.

Ông này nói, dù không nhớ rõ người thân nhưng trong đầu ông lại hiện lên tên Trương Văn Cao (anh trai thứ 4 của ông Chóng) sống ở Vàm Nhon. 

{keywords}
Ông Chóng ăn cơm với gia đình sau bao nhiêu năm xa cách

"Xe đò cho tôi xuống gần cầu Ô Môn (TP Cần Thơ). Tôi hỏi mấy người xung quanh thì họ chỉ đường vào cầu Vàm Nhon. Đến nơi, tôi hỏi tiếp từ Vàm Nhon đi sâu vào trong nữa là tới đâu thì họ nói xã Định Môn. Lúc này tôi mới chợt nhớ ra xã Định Môn”, ông Chóng kể lại hành trình tìm về nhà và cho biết, ông tiếp tục chạy vào xã, gặp ai cũng hỏi có biết ông Trương Văn Cao hay không.

May mắn, ông Chóng gặp được người quen của gia đình và chỉ ông đến nhà. “Tôi đến trước cửa nhà là nửa đêm nên lúc gọi lớn “anh Tư Cao ơi” thì thằng em thứ 8 mở cửa ra nói “ông khùng hay sao mà nửa đêm đến trước cửa nhà kêu la um sùm”.

Lúc này tôi mới nói tôi tên Chóng mà thằng Tám không tin. Lúc sau nó mở cửa kêu tôi vào nhà, rồi anh em kế bên qua xem mặt, họ nhận ra tôi rồi cả đám ôm nhau khóc”.

“Dù có nhận bao nhiêu tiền đi nữa cũng không bằng việc con mình còn sống trở về”, bà Nía nói trong xúc động.

Liệt sĩ trở về sau 50 năm hy sinh

Liệt sĩ trở về sau 50 năm hy sinh

Người thân lấy ngày 29/5 hằng năm làm ngày giỗ của ông, trong khu mộ của gia đình cũng làm một mộ gió. Nhưng 50 năm sau, bỗng nhiên ông nhớ lại rồi tìm về gia đình trong sự ngỡ ngàng của người thân và cả chính ông.

Người 'liệt sĩ' trở về

Người 'liệt sĩ' trở về

“Trong tâm trí của gia đình tôi ngày ấy đều coi ông Giống đã hi sinh, nhưng bằng điều kỳ diệu nào đó, ông đã trở về sau ngần ấy năm bặt vô âm tín”.

“Liệt sĩ” trở về sau 37 năm

“Liệt sĩ” trở về sau 37 năm

Chỉ cách quê nhà chưa đầy 60 km, nhưng 37 năm sau, ông Phạm Văn Hai mới tìm về quê hương gặp lại người cha già ngày đêm ngồi khóc bên bàn thờ đứa con liệt sĩ..

Nước mắt vỡ òa sau 24 năm được công nhận liệt sĩ

Nước mắt vỡ òa sau 24 năm được công nhận liệt sĩ

Sau 24 năm hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, cuối cùng chiến sĩ Nguyễn Trí Thuyên ở Thạch Hà, (Hà Tĩnh) đã được công nhận là liệt sĩ. Những giọt nước mắt hạnh phúc vỡ òa trong buổi lễ đón nhận bằng Tổ quốc ghi công.

Đột ngột trở về sau 50 năm là... liệt sĩ

Đột ngột trở về sau 50 năm là... liệt sĩ

Sau 50 năm là liệt sĩ, ông Hương đã trở về trong sự vui mừng của anh em, bà con lối xóm.

Hoài Thanh