Ông Thuấn, một hộ dân sinh sống tại khu B10 cũ tập thể Kim Liên đã sinh sống tại đây từ những ngày đầu tiên cho biết, trước khi xây dựng khu tập thể Kim Liên, khu vực này nhiều ao, ruộng lúa. Tối đến có rất ít người ra đường, không giống như cảnh tấp nập, nhộn nhịp như bây giờ.

{keywords}
Một góc tập thể Kim Liên ngày nay. (Ảnh: Việt Vũ)


So với một số khu tập thể khác tại Hà Nội, các dãy nhà của tập thể Kim Liên thường có một khoảng cách nhất định do các kỹ sư Triều Tiên thiết kế tạo thành một khoảng sân rất rộng.

Trong một cuốn sách, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến mô tả, các chuyên gia xây dựng Triều Tiêntính toán, nếu Hà Nội xảy ra động đất thì hai dãy nhà dù có đổ ụp vẫn còn khoảng trống và người dân ở khoảng trống đó sẽ an toàn tính mạng.

{keywords}
Tập thể Kim Liên được các kỹ sư Triều Tiên thiết kế. (Ảnh: Việt Vũ)


Xen kẽ các khoảng sân rộng được trồng rất nhiều cây xanh, đây cũng là khu vui chơi, sinh hoạt của trẻ em trong khu tập thể. Vào thời kỳ đầu xây dựng, tất cả khoảng sân nằm giữa 2 nhà tập thể đều được trang bị thêm xà đơn, xà kép cho thanh niên tập thể dục. Ngoài ra còn được kê thêm bàn bóng bàn hoặc tấm lưới để đánh cầu lông.

"Ngày đó tôi còn bé, nhưng tôi vẫn nhớ các bản tin phát thanh trên loa phường khuyến khích thanh niên tập thể dục để có sức khoẻ, xây dựng Xã hội Chủ nghĩa", ông Thuấn nói.

{keywords}
Ông Thuấn cho biết những ngày đầu sinh sống tại tập thể Kim Liên, các hộ gia đình, cán bộ thường sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng.

Ông Thuấn cho biết thêm, những ngày đầu sinh sống tại tập thể Kim Liên, các hộ gia đình, cán bộ thường sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng. Tức là, cứ 4 hộ gia đình sẽ chung 1 bếp, chung 1 nhà vệ sinh.

Ông Thuấn hồi tưởng: "Bây giờ người ta cơi nới hết rồi, không còn bếp tập thể, nhà vệ sinh tập thể nữa".

Những năm về sau, trước tốc độ đô thị hoá của Hà Nội, tập thể Kim Liên đã tạo ra một quần thể dân cư đông đúc, buộc người dân phải cơi nới tạo thành một các khu "chuồng cọp" để sinh hoạt. Các hộ kinh doanh ở tầng 1 chiếm dụng lòng đường, vỉa hè và cả sân chơi cho trẻ em để kinh doanh.

{keywords}
Nhiều hộ gia đình cơi nới không gian sinh hoạt, tạo thành "chuồng cọp".
{keywords}
"Chuồng cọp" là một "đặc sản" của nhà tập thể.

 

{keywords}
Không gian vui chơi được một số hộ gia đình tận dụng làm nơi kinh doanh.


Sau đúng 60 năm gắn bó cùng Hà Nội, tập thể Kim Liên nay đã xuống cấp trầm trọng, nhiều hạng mục, công trình đã hư hỏng nặng. Mong muốn của người dân hiện tại là được chính quyền các cấp của Thành phố Hà Nội, quan tâm và hỗ trợ để ổn định chỗ ở mới, an toàn hơn.

Trên thực tế, Thành phố Hà Nội cũng đã có kế hoạch chi tiết cải tạo tập thể Kim Liên và khu vực lân cận thuộc địa giới hành chính các phường Kim Liên, Phương Mai và quận Đống Đa với tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch khoảng trên 41ha.

{keywords}
Sau 60 năm, tập thể Kim Liên đã xuống cấp trầm trọng.
{keywords}
Nhiều hạng mục hư hỏng nặng.


Trong đó, lãnh đạo Thành phố cũng có yêu cầu giải quyết nhu cầu tái định cư tại chỗ cho các hộ dân đang sống trong các nhà chung cư cũ. Đảm bảo khả năng cân đối lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp.

Hồi tưởng sau 60 năm sinh sống tại tập thể Kim Liên, bà Đinh Thị Thu (một hộ dân sinh sống tại tổ 8) thầm cảm ơn các kỹ sư Triều Tiên khi thiết kế, xây dựng khu tập thể kiểu mẫu đã gắn bó với biết bao thế hệ của người Hà Nội. Tuy nhiên, trước thách thức của thời gian, tập thể Kim Liên cần phải thay đổi.

{keywords}
Bà Đinh Thị Thu, tổ trưởng tổ 8.
{keywords}
Nhiều hộ dân tại đây mong muốn, tập thể Kim Liên cần phải được khoác "bộ quần áo mới"


"Tôi gắn bó cả một đời người tại đây, nhiều người đã chuyển đi nhưng tôi vẫn gắn bó với nó. Nhưng giờ tập thể Kim Liên đã "già" và cần được thay đổi", bà Thu nói.

Theo VTCNews

Bật mí cuộc sống bên trong chung cư cao cấp ở Triều Tiên

Bật mí cuộc sống bên trong chung cư cao cấp ở Triều Tiên

- Tại Triều Tiên, nhà ở do nhà nước cấp miễn phí cho người dân. Vì nhà được cấp miễn phí, nếu ai muốn chuyển nhà phải đăng ký để đổi với gia đình khác.