{keywords}
 Chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới. (Ảnh minh họa: Internet)

Đại dịch Covid 19 đã khiến kinh tế thế giới chứng kiến nhiều biến động. Giải pháp giãn cách xã hội được thi hành trên phạm vi toàn cầu trở thành một một tình thế “vô tiền khoáng hậu”. Có thể nói, một chủng virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường đã đánh một cú “trời giáng” vào tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong nguy luôn có cơ, xét ở khía cạnh tích cực, đây thực sự là cơ hội để con người nhận ra tính ưu việt của kinh tế số, chính dịch Covid 19 lại thúc đẩy sự tái phát triển của cơ sở hạ tầng, công nghệ và chuyển đổi mô hình từ offline sang online, tạo sức ép cho các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số một cách cấp bách.

Theo dự báo của hãng phân tích IDC (2019), chi tiêu cho chuyển đổi số trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng 17,1% trong 5 năm tới và đạt 2,3 nghìn tỉ USD vào năm 2023. Đây không phải cuộc chơi riêng của những ông lớn trong lĩnh vực công nghệ. Nhờ cách mạng công nghiệp 4.0, nhờ sự bùng nổ của Internet, mọi doanh nghiệp đều bình đẳng hơn trong sân chơi này. Mọi doanh nghiệp đều có cơ hội, có khả năng chuyển đổi số, với mục tiêu là xây dựng doanh nghiệp mình thành một doanh nghiệp số. Và để thực hiện hoạt động quan trọng này, các doanh nghiệp phải có kế hoạch rõ ràng về việc phân bổ ngân sách cho các sáng kiến, giải pháp kỹ thuật số cũng như chi phí nhân sự hỗ trợ. Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ mà nó còn thay đổi suy nghĩ, tư duy của nhân viên về vai trò của ứng dụng công nghệ trong thực hiện những vai trò mới để có tính cạnh tranh cao hơn.

Yếu tố sau cùng và cũng là cốt yếu nhất  khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi số chính là tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức. Chuyển đổi số đòi hỏi tổ chức phải có một quyết tâm thay đổi, thách thức những thói quen, không ngừng thử nghiệm cái mới. Chính vì thế, có nhiều doanh nghiệp rất chật vật trong quá trình này. Nhất là với các đơn vị bước đầu làm quen với các nền tảng công nghệ số. Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng ngay từ khâu lựa chọn ứng dụng, giải pháp, cho đến chủ thể của giải pháp công nghệ.

Trên thực tế, chuyển đổi số trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)... thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty. Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Chủ một doanh nghiệp lớn đã chia sẻ: dịch Covid-19 có nhiều yếu tố tiêu cực tới doanh nghiệp Việt Nam và chỉ có một yếu tố tích cực là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phấn đấu để Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó chuyển đổi số cho doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng.

Đông Phong

Tập đoàn VNPT và Thales hợp tác để cùng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Tập đoàn VNPT và Thales hợp tác để cùng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngày 3/11/2021, tại Paris, Tập đoàn VNPT và Thales đã ký kết Biên bản ghi nhớ chiến lược (MoU) về hợp tác trong các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu chuyển đổi số của Việt Nam.