Hàng loạt doanh nhân Việt có tham vọng lớn. Giấc mơ của họ ngày càng lớn hơn khi dấn sâu vào trong kinh doanh, bất chấp rủi ro trên thương trường là không hề nhỏ.

Lộ thông tin, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ông chủ giải đua F1 tại Việt Nam

Ngày 12/11, Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt - đơn vị sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways, thành viên của Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết.

Giấy phép này được ban hành sau cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 8/11 về việc cấp phép bay cho Bamboo Airways do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với sự tham gia ý kiến của các đơn vị liên quan và có được sự đồng thuận cao từ đại diện các bộ, ngành tham dự.

Như vậy, giấc mơ bay của ông Trịnh Văn Quyết đã trở thành hiện thực. Bamboo Airways trở thành hãng hàng không thứ 5 tại Việt Nam.

Trước đó, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo đã có những ước mơ táo bạo: xây dựng một hãng hàng không tư nhân ở vào thời điểm mà một số hãng hàng không khác đã tham gia trước đã thất bại.

Khi đó, ít người nghĩ bà Thảo có thể thành công. VietJet khi đó đối mặt với rất nhiều vấn đề, từ vốn để mua thuê máy bay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vấn đề an toàn bay và đặc biệt là đội ngũ phi công.

Nhưng trên thực tế, sau hơn 5 năm bay thương mại, VietJet của nữ doanh nhân này nay đã chiếm thị phần số 1 và bà Thảo trở thành nữ tỷ phú đầu tiên tại Đông Nam Á. VietJet giải quyết được nhiều bài toán khó trong đó có bài toán nhân sự. Hãng đã chấp nhận tuyển dụng nhiều phi công nước ngoài cũng như trả lương cao để có phi công,  khi mà trong nước chưa thể đào tạo được ngay.

Ở vào thời điểm hiện tại, lĩnh vực hàng không có mức độ cạnh tranh cao hơn rất nhiều. VietJet lớn mạnh, thành công rực rỡ: đã mua và có đơn hàng mua hàng trăm máy bay, đội ngũ phi công hùng hậu. Vietnam Airlines cũng phát triển mạnh lên. 

{keywords}
Ông Trịnh Văn Quyết, chủ tịch FLC, tập đoàn sở hữu Bamboo Airways.

Tuy nhiên, khi có khát khao sự thành công có thể đến. Thị trường hàng không Việt Nam vẫn còn khá hấp dẫn do dân số đông và du lịch phát triển. Bamboo Airways vẫn có cửa phát triển khá sáng nếu giải quyết được các bài toán mà VietJet đã từng gặp: vấn đề nhân lực, nguồn vốn và sự an toàn.

Trước đó, trả lời Nikkei, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cho rằng, công nghiệp du lịch Việt Nam có tiềm năng vô cùng lớn. FLC đã công bố những kế hoạch đầy tham vọng về việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tập trung vào mảng khu nghỉ dưỡng, rồi casino, sân golf và ngành dịch vụ hàng không.

Một doanh nhân cũng có tham vọng lớn, mang tính toàn cầu là ông Phạm Nhật Vượng. Tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam và lọt top 250 thế giới gần đây có dấu hiệu thành công với giấc mơ  ô tô “Made in Vietnam”. Giấc mơ này đang trở thành hiện thực.

Doanh nhân gốc Hà Tĩnh với khoản tiền vài trăm triệu đồng khởi nghiệp tại Đông Âu giờ đây đã gây dựng thành công đế 10 tỷ USD trong vòng hơn 20 năm và hiện có mặt trong hầu khắp các lĩnh vực.

Tham vọng của ông Vượng giờ đây không chỉ là ở mảng bất động sản, xây dựng những khu đô thị đẹp trên khắp cả nước mà còn là phát triển du lịch Việt, phát triển ngành công nghiệp (trong đó có ô tô và xe máy) mà còn là xây dựng mạng lưới bán lẻ trong lĩnh vực và nâng tầm khoa học công nghệ Việt với kế hoạch xây Silicon Valley, quỹ ngàn tỷ hỗ trợ startup và hàng trăm triệu hỗ trợ các ý tưởng công nghệ đột phá,... Vingroup đầu tư mạnh để trở thành Tập đoàn công nghệ.

Rất nhiều doanh nhân Việt có khát vọng lớn, những khát vọng tỷ USD và nâng tầm đất nước. Nhiều người đã thành công và đang trên con đường tiếp tục khẳng định vị thế. Tuy nhiên, cũng có những người gặp khó khăn.

Ông Đoàn Nguyên Đức khát vọng xây dựng tập đoàn nông nghiệp số 1 Đông Nam Á, ông Dương Ngọc Minh muốn làm ông trùm thủy sản, ông Võ Trường Thành xây dựng đế chế gỗ Việt,... Nhưng nhiều người đang gặp khó do với nhiều nguyên nhân, trong đó có việc sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều, vay vốn khủng để mở rộng đầu tư sản xuất, lấn sân sang nhiều ngành nghề, lĩnh vực khi mà điều kiện chưa đến, chưa chín muồi. 

{keywords}
Bamboo Airways được cấp phép bay.

Trên thế giới, những gương mặt thành công cho thấy, không chỉ cần có tham vọng, mà còn cần có nhiều thứ khác. Công nghệ quản trị càng phát triển thì doanh nghiệp càng bớt rủi ro. Đó là quản trị nhân lực, quản trị nguồn vốn, quản trị rủi ro,...

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch vẫn rất ảm đạm. Thanh khoản xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và bất động sản vẫn chưa sáng sủa khi mà Chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ.

Nhóm cổ phiếu thủy sản diễn biến tích cực, trong khi nhóm dầu khí tăng trở lại theo sự hồi phục của giá dầu.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng thị trường sẽ tiếp tục phân hóa và thanh khoản sẽ duy trì ở mức thấp. Ngoài ra, tỷ trọng cổ phiếu tiếp tục giảm nhẹ cho thấy chiến lược ngắn hạn vẫn thận trọng.

CTCK Rồng Việt (VDS) cho rằng, đây đang là giai đoạn thiếu vắng dòng tiền, tâm lý nhà đầu tư đa phần là chán nản. Dòng tiền co cụm ở một số ít các cổ phiếu thuộc nhóm thủy sản và dệt may và thiếu sự lan tỏa. Nhà đầu tư nên hạn chế các giao dịch ngắn hạn do sự khó lường của thị trường ở thời điểm hiện tại.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/11, Vn-Index tăng 3,83 điểm lên 918,12 điểm; HNX-Index tăng 0,36 điểm lên 103,37 điểm. Upcom-Index tăng 0,06 điểm lên 56659 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 160 triệu đơn vị, trị giá 3,2 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Rầm rộ ở Paris, tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn dập thương vụ lớn trong nước

Rầm rộ ở Paris, tỷ phú Phạm Nhật Vượng dồn dập thương vụ lớn trong nước

Chiến dịch định vị thương hiệu của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng rầm rộ trong nhiều tháng qua, với VinFast tại Paris Motor Show 2018 hồi tháng 10, giờ đây là xe máy điện Klara và sắp tới có thể là Vsmart.