Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mực tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I từ năm 2021-2025, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam được giao nhiệm vụ triển khai nội dung “Hỗ trợ xây dựng và duy trì chợ sản phẩm trực tuyến vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 10 về “Ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đám bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN”.

CĐS Hợp tác xã.jpg
Đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thúc, kỹ năng ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp, HTX, THT.

Mục tiêu nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ; ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử để hợp tác liên kết sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm của các HTX, tổ hợp tác (THT), dân cư vùng đồng bào DTTS&MN đối với thị trường trong nước và thế giới; thúc đẩy chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2030.

Nội dung thực hiện của nhiệm vụ bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại điện tử (TMĐT), chợ sản phẩm trực tuyến; tư vấn, đưa sản phẩm lên sàn TMĐT, chợ trực tuyến; tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thúc, kỹ năng ứng dụng TMĐT cho doanh nghiệp, HTX, THT và cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS&MN; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT; kết nối, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của vùng đồng bào DTTS&MN.

Qua đánh giá về mức độ chuyển đổi số của các HTX và thành viên tại vùng đồng bào DTTS và MN, có thể nhận thấy một số khó khăn, thách thức chủ yếu như nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số trong các HTX còn hạn chế. Theo khảo sát của Liên minh HTX Việt Nam thì hầu hết cán bộ quản lý trong các HTX chưa qua trường lớp đào tạo và các kỹ năng phục vụ chuyển đổi số như kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ, kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng thương mại điện tử… còn  ở mức độ dưới trung bình. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng KHCN trong các HTX. Bên cạnh đó, tại các vùng sâu, vùng xa, trang thiết bị máy tính, các thiết bị liên lạc thông minh còn thiếu và yếu. Đây cũng là hạn chế lớn để các HTX và thành viên tiếp cận thông tin để đổi mới KHCN và về chuyển đổi số. 

Hiện nay trên thị trường chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nói chung và HTX nói riêng có rất nhiều ứng dụng số. Tuy nhiên để áp dụng vào cho đồng bào DTTS và MN còn gặp rất nhiều khó khăn, một trong những khó khăn đó là khả năng tiếp nhận do rào cản về địa lý, trình độ, chi phí, phong tục tập quản.

Từ báo cáo mức độ chuyển đổi số của các HTX và thành viên vùng đồng bào DTTS & MN, Liên minh HTX Việt Nam đã đưa ra giải pháp xây dựng “chợ sản phẩm trực tuyến”.

Theo đó, nhiệm vụ trước tiên là chuyển đổi nhận thức và phát triển nguồn nhân lực bằng việc biên soạn các tài liệu phù hợp với đối tượng là các cán bộ tư vấn và thành viên HTX vùng đồng bào DTTS & MN. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về chuyển đổi số và thương mại điện tử cho các đối tượng thụ hưởng. Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuyển đổi tư duy nâng cao nhận thực về hiệu quả, lợi ích chuyển đổi số, thương mại điện tử cho bà con thành viên HTX vùng đồng bào DTTS & MN. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video truyền thông, bản tin truyền hình, truyền thanh và các chuyên đề, tài liệu, cẩm nang...

Tiếp theo là việc ban hành quy chế, quy định về tổ chức hoạt động của chợ sản phẩm trực tuyến đảm bảo các yếu tố về hỗ trợ và dịch vụ có thu. Yêu cầu về công nghệ kỹ thuật cũng được đề cập với giao diện  dễ sử dụng, vận hành và thân thiện với người dùng, đa nền tảng bao gồm cả Webiste/App (iOS, Android).

Các giải pháp Công nghệ thông tin cần mang tính chất đồng bộ giữa giải pháp phần mềm và hạ tầng phần cứng, đầy đủ các tính năng thương mại điện tử, phân quyền trong truy cập quản lý, dễ dàng kết nối với các trang thông tin giới thiệu sản phẩm và thương mại điện tử của các địa phương.

Bên cạnh xây dựng trang thương mại điện tử, cũng cần phải huy động các nguồn lực chủ động xây dựng một số phần mềm hỗ trợ cho các HTX và thành viên, đồng bào vùng DTTS & MN như truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng bản đồ số vùng trồng và sản phẩm, ứng dụng triển lãm, hội chợ trực tuyến, các phần mềm tư vấn, đào tạo từ xa, trực tuyến. 

Diệu Bình và nhóm PV, BTV