Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Chánh án các nước ASEAN nhiệm kỳ 2020-2021, Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì phiên khai mạc của Hội nghị, phiên họp thông qua biên bản Hội nghị CACJ lần thứ 8 và bầu Chủ tịch CACJ nhiệm kỳ mới.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, mặc dù các nước ASEAN đang phải chịu nhiều tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, các nhóm công tác đã cố gắng tổ chức các cuộc họp công tác, triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị Hội đồng Chánh án ASEAN lần thứ 8.

{keywords}
Ảnh minh họa: Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 8, diễn ra năm 2020.

Kể từ 2013, khi CACJ được thành lập cho đến nay, bằng nỗ lực của mình đã khẳng định là một thực thể chính trị quan trọng của ASEAN và có đóng góp tích cực cho sự phát triển của khu vực cũng như của mỗi quốc gia, nhất là trong việc bảo vệ lợi ích của người dân vì công lý.

Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Hội đồng Chánh án các nước ASEAN đã đoàn kết và hỗ trợ nhau trong việc thực hiện mục tiêu của CACJ. Khi CACJ thống nhất thành lập, nhờ có sự đoàn kết này mà trong việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi quốc gia được triển khai thành công.

Với 10 phiên làm việc, 9 chủ đề thảo luận cùng nhiều nội dung liên quan, trên tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trong không khí hữu nghị, hiểu biết và tin cậy, Hội nghị CACJ lần thứ 9 đã đạt được sự đồng thuận cao trong các vấn đề, trong đó đáng chú ý là việc thông qua kế hoạch hoạt động cho 7 Nhóm công tác của CACJ.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thông qua chương trình Hội nghị CACJ lần thứ 9 và bầu Chủ tịch CACJ nhiệm kỳ 2021-2022 đối với Muhammad Syarifuddin, Chánh án Tòa án tối cao Indonesia.

Hội nghị đánh dấu sự thành công bằng sự kiện Hội đồng CACJ cùng ký Tuyên bố Jakarta, ghi nhận những quyết nghị của Hội đồng trong quá trình thảo luận tại Hội nghị, làm cơ sở để triển khai hoạt động của CACJ trong thời gian tới.

Ngọc Dũng