Nhật Bản thiệt hại 300 tỷ USD sau thảm hoạ
Sau những ồn ã của dòng người lũ lượt di chuyển khỏi khu vực ảnh hưởng bởi động đất - sóng thần - rò rỉ phóng xạ, sau những chuyến bay đầy ắp người ngoại quốc rời xứ sở Phù Tang, sau những chấn động tàn khốc về vật chất lẫn tinh thần, là cả một nước Nhật ngổn ngang.
Nhưng sau những câu chuyện vẫn thường thấy trong các cuộc thiên tai, đại nạn: tình người cảm động, sống sót thần kỳ, giải cứu ngoạn mục..., thì chưa thấy ở bất kỳ dân tộc nào trên hành tinh này bật lên thái độ sống kiên cường như người dân đất nước mặt trời mọc, được định danh là "tinh thần Nhật Bản".
Trên quả địa cầu bé nhỏ còn lắm hỗn mang này, ngoài những cảnh nồi da xáo thịt giữa con người với nhau, vẫn thường xảy ra những trận động đất, sóng thần do thiên nhiên khắt nghiệt đem đến. Khung cảnh chua chát diễn ra sau đó khi con người đạp lên đồng loại giành quyền sống về mình, giật từng miếng ăn của kẻ khác để tồn tại. Bao trùm lên là không khí thất vọng, quỵ ngã.
Nhưng ở nước Nhật, trong vùng ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần vừa qua, tuyệt nhiên không có những hình ảnh bi đát. Giữa khung cảnh hỗn mang của đất trời và hoang mang của lòng người, hàng trăm người vẫn xếp hàng nhận thực phẩm, xăng đầu tiếp tế ít ỏi đang vơi dần, trong trật tự, là điều ngoài sức tưởng tượng.
Cơn cuồng nộ của thiên nhiên đã xé một vùng đông bắc nước Nhật ra từng mảnh, quăng những chiếc tàu biển hàng trăm nghìn tấn lên bờ, quật từng chiếc phản lực cơ, xe lửa rụng rời như món đồ chơi, kéo vào lòng đại dương hàng nghìn nhân mạng, song không thể phá nổi trật tự xã hội được xây dựng bền vững cùng tính kỷ luật đã ăn vào máu từng cá thể người Nhật bao đời nay.
Liên tiếp trên các phương tiện truyền thông những ngày sau đại họa, tải đi nhiều mẩu chuyện khác nhau nhưng cùng thể hiện những đức tính chủ yếu đặc trưng của người Nhật: nhẫn nại, chịu khó, vì cộng đồng. Một cậu bé đói khát tiếp tục xếp hàng và nhường phần ăn của mình cho người đói khát hơn, một người đàn ông buông tay để người phụ nữ mà ông vừa cứu được không phải chết theo mình, hàng trăm hành khách không hề chen lấn, kiên nhẫn nối nhau lên tàu điện và yên lặng chờ điện thoại di động nối sóng trở lại...
Liên tiếp trên các phương tiện truyền thông những ngày sau đại họa, tải đi nhiều mẩu chuyện khác nhau nhưng cùng thể hiện những đức tính chủ yếu đặc trưng của người Nhật: nhẫn nại, chịu khó, vì cộng đồng. Một cậu bé đói khát tiếp tục xếp hàng và nhường phần ăn của mình cho người đói khát hơn, một người đàn ông buông tay để người phụ nữ mà ông vừa cứu được không phải chết theo mình, hàng trăm hành khách không hề chen lấn, kiên nhẫn nối nhau lên tàu điện và yên lặng chờ điện thoại di động nối sóng trở lại...
Những ai ngưỡng mộ tinh thần Nhật Bản hẳn biết một trong nhiều câu chuyện điển hình cho điều này. Một người lính Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai đã cố thủ ròng rã trong một cánh rừng Philippines chờ lệnh rút của cấp trên. Khi người sĩ quan xưa từng ra lệnh cố thủ, biết được chuyện quay lại tìm người lính ấy, thế chiến thứ hai đã kết thúc gần 30 năm.
Chưa cần viện dẫn tinh thần võ sĩ đạo, tinh thần samurai với những kỳ tích dường như quá ngưỡng đối với người trần mắt thịt, chỉ vài câu chuyện giản dị về các công dân bình thường của nước Nhật trong cơn hoạn nạn, cũng đã là hiếm thấy đối với những ai quen phản xạ bon chen nhưng dễ dàng đầu hàng trước gian khó.
Thảm họa kép kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Nhật chẳng những không làm nhụt khí chất của người Nhật, mà ngược lại, càng tô đậm tính cách kiên cường của những con người đang sống trên vành đai lửa Thái Bình Dương, bên bờ rãnh đứt gãy của mảng lục địa, trước họng nước hung hãn của biển khơi.
Chưa cần viện dẫn tinh thần võ sĩ đạo, tinh thần samurai với những kỳ tích dường như quá ngưỡng đối với người trần mắt thịt, chỉ vài câu chuyện giản dị về các công dân bình thường của nước Nhật trong cơn hoạn nạn, cũng đã là hiếm thấy đối với những ai quen phản xạ bon chen nhưng dễ dàng đầu hàng trước gian khó.
Thảm họa kép kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Nhật chẳng những không làm nhụt khí chất của người Nhật, mà ngược lại, càng tô đậm tính cách kiên cường của những con người đang sống trên vành đai lửa Thái Bình Dương, bên bờ rãnh đứt gãy của mảng lục địa, trước họng nước hung hãn của biển khơi.
Dù vậy, những đồng loại đang sống cách nước Việt chúng ta hàng chục nghìn cây số ấy vẫn là quá nhỏ nhoi trước tính khí ngày càng bất thường của thiên nhiên. Có lẽ hơn ai hết, người dân Việt sống trên mảnh đất vốn chịu nhiều đợt thiên tai hàng năm, là những người dễ sẻ chia và thấu hiểu nhất với người dân Nhật.
Những khoản tiền quyên góp, những cánh hạc chúc an lành đã, đang và sẽ được gửi sang đất nước mặt trời mọc. Nhưng hãy cứ nói thêm những lời động viên, hy vọng sẽ vẫn không thừa. "Luôn luôn có ai đó ở lại vì ta/ Điều gì đó đáng để ta tranh đấu/ Kiên cường lên và sẽ sống để nhìn thấy/ Những khoảnh khắc kỳ diệu đến không ngờ... (Dominik Petzold).
Những khoản tiền quyên góp, những cánh hạc chúc an lành đã, đang và sẽ được gửi sang đất nước mặt trời mọc. Nhưng hãy cứ nói thêm những lời động viên, hy vọng sẽ vẫn không thừa. "Luôn luôn có ai đó ở lại vì ta/ Điều gì đó đáng để ta tranh đấu/ Kiên cường lên và sẽ sống để nhìn thấy/ Những khoảnh khắc kỳ diệu đến không ngờ... (Dominik Petzold).
Be strong, Japan! Kiên cường lên, nước Nhật!
>>VietNamNet tổ chức đêm nghệ thuật ủng hộ Nhật Bản
>>Bán áo hoa hậu lấy tiền từ thiện
-
1- Tiền mặt gửi trực tiếp: Các bạn liên hệ với Ban bạn đọc, địa chỉ số 4 Láng Hạ, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
2- Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
Bank Accout: VIETNAMNET NEWSPAPER
The currency of bank accout: 0011002643148
Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
Address: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội, Vietnam
SWIFT code: BFTVVNVX
Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật danh sách bạn đọc ủng hộ. Số tiền nhận được từ bạn đọc, Tòa soạn sẽ trao tận tay cho Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam để chuyển về ủng hộ nhân dân bị hoạn nạn.
Ban bạn đọc