- Thay vì theo luật giao thông thế giới, người cứ ta hành xử kiểu định vượt mà thấy đối phương gấu quá thì nhường, họ nhường thì mình lấn, “thằng tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng tây nó lúi thì mình giật tiền”. Nếp sống ấy tạo ra thứ văn hóa giao thông “quân hồi vô phèng”.

Hồi nhỏ bọn trẻ trâu chúng tôi hay chơi trò lái xe ô tô nặn bằng đất, đua trên đường, rẽ trái, rẽ phải, lao vào nhau bẹp cả xe và cãi nhau không dứt ai sai ai đúng vì trẻ quê đâu có biết mô tê gì về luật giao thông.

Thời hội nhập, một đồng nghiệp từ Hà Nội sang Washington DC dạo phố, thấy vạch “ngựa vằn” dành cho người đi bộ, cô ngập ngừng muốn sang đường. Lập tức cả dãy xe hơi dừng lại nhưng cô không dám bước, cả hai phía đợi cả phút. Cuối cùng một người lái xe kéo cửa kính xuống và ra hiệu cho cô tiếp tục sang đường. Mấy chục chiếc xe cả hai phía nghiêm túc dừng lại nhường đường cho người đi bộ.

Người tham gia giao thông ở đây luôn nằm lòng một bộ luật. Cứ theo luật mà làm, không được sáng tạo tùy ý. Nếu vi phạm, nhỏ bị phạt, vi phạm nghiêm trọng thì suốt đời không ngóc đầu lên được.

Tôi về sống ở Việt Nam đã được 3 năm, đi xe hơi, xe máy, taxi, bus và cả tản bộ, suốt từ Bắc tới Nam, từ xuôi lên ngược, từ rừng ra biển, qua phố đông lúc tan tầm, tôi chứng kiến nhiều điều.

{keywords}
Ảnh: Lê Anh Dũng

Ở ta sau khi đổi mới, đường phố cũng có đầy “ngựa vằn”, đầy dải phân cách cứng, mềm…nhưng dường như chẳng mấy người quan tâm. Người đi bộ cứ thấy đường là đi, còn chủ xe cơ giới lúc nào cũng hối hả. Nhường đường là thứ gì đó vô cùng xa xỉ.

Chen lấn khi tham gia giao thông đã trở thành thói quen. Đi trên phố thích là tạt đầu, quay quẹo tùy thích. Các biển báo cấm xe máy lên cầu vượt luôn luôn vô tác dụng. Ai ngập ngừng không dấn lên còn bị đám đông lườm nguýt. Đường có giải phân cách bê tông cao gần nửa mét, nhưng khi kẹt xe, nhiều người lập tức leo lên vỉa hè, vác xe qua dải phân cách, thậm chí sẵn sàng đi ngược khi dòng người xe đang chật vật trôi xuôi. Không có cảnh sát giao thông, người người đua tốc độ, vượt đèn đỏ, lấn vạch, lấn làn.

Vài lần đi taxi về Ninh Bình, tôi tận mắt chứng kiến vượt xe bên phải lại bật xi nhan bên trái, đi thẳng qua ngã tư dùng đèn cấp cứu khẩn cấp lập lòe. Đang đi thấy xe ngược chiều bỗng bật tắt đèn pha không biết ra tín hiệu gì.

Dù đã cố lắm nhưng tôi vẫn không thể đuổi kịp những ngẫu hứng “sáng tạo” của người Việt ta khi tham gia giao thông.

Bạn tôi ở nước ngoài về, đi taxi thấy tài xế bấm còi liên tục, bực quá nhắc, “tôi đã trả tiền thuê xe này, đề nghị anh không được bấm còi”. Người tài xế nhìn anh như từ hành tinh khác đến. Vì anh ấy thực sự tin rằng, “lái xe ở Hà Nội mà không bấm còi chỉ có người điên”. Trong khi đó, cả thế giới đều được dạy rằng, người tham gia giao thông chỉ dùng còi khi cảnh báo nguy hiểm, cảnh sát sắp bắt xe nào thì sẽ huýt còi báo hiệu (Luật giao thông được Hội nghị Giao thông thế giới ban hành năm 1968 tại Vienna, Áo). Ở các nước, chỉ những người không biết lái xe, chỉ những người rất dốt luật mới bấm còi loạn xị ngậu.

Mặc dù hàng ngày không ít người Việt xúm đông, xúm đỏ quanh những vụ tai nạn giao thông, chứng kiến những đau đớn, mất mát mà tai nạn giao thông gây ra. Mặc dù hàng ngày, họ dành nhiều thời gian bình luận, comment khi bàn về những thói xấu xí của người Việt. Nhưng tôi cảm nhận, hàng ngày, chính không ít trong số những con người ấy đang thản nhiên tranh đường của người đi bộ, thản nhiên bóp còi, lấn làn, quẹo phải, rẻ trái tùy thích.

Khi bàn về hội nhập với thế giới, tôi còn nhớ VietnamNet từng có cuộc trò chuyện rất thú vị với bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ-Việt. Bà ấy đã góp ý thẳng thắn, “Đã hội nhập với thế giới, đã tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn còn duy trì cách làm ăn không giống ai. Nếu cứ tiếp tục, Việt Nam chỉ có thể “chơi” với người Việt Nam mà thôi.”

Chục năm đã qua kể từ cuộc trò chuyện đó. Giờ nhìn lại, chỉ riêng mỗi chuyện khi tham gia giao thông cần ứng xử văn minh, lưu thông đúng luật mà chúng ta vẫn còn dẫm chân tại chỗ thì làm sao mơ tới những chuyện xa xôi.

Hiệu Minh

'Bố ơi, sao có nhạc đám ma trên... taxi?'

'Bố ơi, sao có nhạc đám ma trên... taxi?'

Các hãng taxi và bus nên thay đổi cách phục vụ tốt hơn, trong đó có cả nhạc trong xe thay vì để tài xế tra tấn khách.

Khi xe Grab có mào

Khi xe Grab có mào

Tư duy chính sách cần theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống và xu thế hiện đại chứ không nên gò bó vào khuôn khổ của những hiểu biết cũ mới thúc đẩy sự phát triển.    

Những quy định vận tải cười ra nước mắt

Những quy định vận tải cười ra nước mắt

Có những quy định vận tải tréo ngoe, rối rắm mà người dân và doanh nghiệp có thể bị bắt lỗi, phạt tiền hay nhũng nhiễu bất kỳ lúc nào.

Tư duy quản lý của chúng ta còn lạc hậu

Tư duy quản lý của chúng ta còn lạc hậu

“Doanh nghiệp Việt Nam có lên kịp đoàn tàu 4.0 hay lại lỡ tàu là do chất lượng thể chế, mà đây lại do Chính phủ quyết định” – Ông Đặng Quang Vinh.

Chi tiền tỉ để trở thành ‘công dân toàn… làng’

Chi tiền tỉ để trở thành ‘công dân toàn… làng’

Gửi con đi du học những mong con thành “công dân toàn cầu” thì lại thành “công dân toàn làng”, sau mấy năm tiêu tiền tỉ lại tiếp tục ăn bám bố mẹ, gia đình.    

Bạc nhược thì chỉ làm mồi cho kẻ mạnh

Bạc nhược thì chỉ làm mồi cho kẻ mạnh

Để cùng tồn tại dưới đại dương mênh mông; nếu chỉ chạy trốn, yếu đuối thì trước sau cũng làm mồi cho cá”.