Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa làm "dậy sóng truyền thông" bằng một loạt cuộc điện đàm ngoại giao phá vỡ thông lệ nhiều năm qua.

Theo báo NY Times, các đồng minh nước ngoài của Mỹ "đang gọi đại vào Tháp Trump" trong những ngày sau bầu cử. Và người ta càng thêm ngạc nhiên khi ông Trump thông báo vừa điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

{keywords}

Donald Trump trò chuyện qua điện thoại trên máy bay riêng. (Ảnh: AP)

Những cuộc điện đàm trên của ông Trump đang khiến nhiều người tò mò về cách trao đổi qua điện thoại giữa lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau. Hãng tin BBC đã nêu ra một số thủ tục thường được thực hiện để các cuộc hội thoại diễn ra suôn sẻ, tránh trục trặc hoặc hiểu lầm.

Không phải tiện đâu gọi đấy

{keywords}
Ảnh:Sputnik

"Xin chào, cho tôi nói chuyện với Tổng thống?" - đây không phải là một câu mà nhân viên tổng đài nghe được từ một nhà lãnh đạo thế giới. Trên thực tế, để hai nguyên thủ có thể chào hỏi nhau, thì việc chuẩn bị cho cuộc điện đàm giữa họ đã phải được các nhân viên hoàn tất từ trước.

"Khi hai nước có quan hệ gắn bó, thì đơn giản là phòng hội nghị bên này chỉ cần gọi bên kia và thông báo lãnh đạo muốn nói chuyện", BBC dẫn lời Stephen Yates, Phó cố vấn An ninh quốc gia của cựu Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney.

Nếu hai nước ít liên lạc với nhau, thì trước tiên đại sứ có thể đại diện cho lãnh đạo nước mình gửi đề nghị chính thức. Họ sẽ nêu ra nội dung trò chuyện và nếu đạt sự đồng thuận thì nội dung đó sẽ được đưa vào nghị trình.

Các lãnh đạo thế giới thường được báo cáo ngắn gọn trước khi trò chuyện với nhau. Ở Mỹ, Tổng thống sẽ nhận được hồ sơ từ Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), cơ quan cố vấn chủ chốt về các chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia.

Nếu là một cuộc gọi xã giao thì thông tin được cung cấp sẽ mang tính cơ bản nhất, gồm chi tiết về người liên lạc, hai hoặc ba điểm mấu chốt. Cũng có thể nhắc nhở là cần hỏi thăm thông tin cá nhân, như về chồng hoặc vợ đang bị ốm.

Nếu chủ đề nhạy cảm thì NSC sẽ đề xuất gặp mặt ngắn để báo cáo, rồi cùng lắng nghe cuộc gọi.

{keywords}
Ảnh:Reuters

Các nhà lãnh đạo thế giới thường có nhiều người cùng nghe cuộc điện đàm của họ, trong đó có trợ tá và người phiên dịch. Ngay cả khi họ thông thạo ngôn ngữ khác thì họ thường chọn tiếng mẹ đẻ.

"Đôi khi đó là do lòng tự hào dân tộc, nhưng cũng là để tránh hiểu lầm...", BBC dẫn lời giải thích của Kevin Hendzel, từng là chuyên gia ngôn ngữ của Nhà Trắng.

Người phiên dịch cho Tổng thống phải qua kiểm tra an ninh, kiểm tra thân nhân, thậm chí kiểm tra nói dối rồi mới được tiếp cận thông tin nhạy cảm liên quan đến ngoại giao cấp cao.

Đường dây nóng

Đường dây nóng Moscow - Washington, thường được gọi là "điện thoại đỏ", là một hệ thống đặc biệt, được đảm bảo an ninh cao độ, cho phép lãnh đạo Nga - Mỹ liên lạc trực tiếp.

"Không giống như tưởng tượng, đó không phải là điện thoại. Đường dây này - để gửi văn bản và hình ảnh (bản đồ, biểu đồ) - được lắp đặt sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, mọi thứ được chia theo phút", Kevin Hendzel cho biết. "Hiện nay nó vẫn là một kênh mở, cho phép liên lạc ngay lập tức nếu cần".

Thanh Hảo

Trump đắc cử, Trung Quốc thử tên lửa liên tục

Quân đội Trung Quốc đã phóng thử 10 quả tên lửa DF-21 trong tháng 11, kể từ sau khi tỷ phú Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.

Ba cuộc gọi "chấn động" của Trump

Donald Trump đã thách thức các tiêu chuẩn chính trị truyền thống trong chiến dịch tranh cử và giành chiến thắng vang dội. Giờ đây, ông dường như đang áp dụng cùng chiến thuật đó vào đối ngoại.

Báo Trung Quốc chê Trump

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc cho rằng động thái này cho thấy sự ‘thiếu kinh nghiệm’ của Tổng thống đắc cử Mỹ.

Trump đột nhiên mắng Trung Quốc ‘không ngớt lời’

Ông Trump đã lên tiếng cáo buộc quốc gia châu Á thao túng tiền tệ, phô diễn sức mạnh quân sự ở Biển Đông.