– “Không thể sống được bằng sáng tác giao hưởng nhưng các nhạc sỹ trẻ Việt Nam vẫn đang có những ước mơ, hoài bão, trăn trở. Đó là một dấu hiệu tốt, một sự hy sinh đáng trân trọng”.

TIN BÀI KHÁC

Là vốn quý cần tích lũy trong dài hạn, nền âm nhạc cổ điển Việt Nam đang bắt đầu một cơn sóng ngầm với những hoài bão được xây dựng t những nhạc sĩ tài hoa âm thầm lao động.

Trước buổi hòa nhạc "Điều còn mãi" 2012, con trai nhạc sĩ Hoàng Vân - vị nhạc trưởng thường niên của chương trình có những nhận định tin tưởng vào "thế hệ nhạc sĩ mới" này. Ông cũng đặt hy vọng vào “Điều còn mãi” - một sự kiện âm nhạc sẽ mang họ ra “ánh sáng”. 

 Nhạc trưởng Lê Phi Phi

Hình như năm nay lịch diễn của ông tại Việt Nam ít hơn năm ngoái?

 -  Ngược lại! Từ tháng 8 tôi có tới 4 chương trình ở Việt Nam: 3 ở Hà Nội với Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và 1 ở Tp HCM vớ Dàn nhạc giao hưởng và vũ kịch thành phố. Tháng 12 sẽ có 1 chương trình và đầu năm 2013 nữa...

Cấu trúc của chương trình “ Điều còn mãi” luôn gồm 2 phần: thanh nhạc và khí nhạc. Ông sẽ chú trọng điều gì ở mỗi phần?

 -Phần nào cũng quan trọng như nhau, không thể nhất bên trọng nhất bên khinh. Đối với tôi mỗi tác phẩm có cái riêng của nó, không thể mang ra so sánh. Hơn nữa cương vị của một người chỉ huy chuyên nghiệp chính là dàn dựng nên các tác phẩm đó cho hiệu quả nhất, dù nó hay, hay là chưa hay...

Ông ấn tượng điều gì ở Giao hưởng thơ "Vàng son" được nhiều người xem là tác phẩm đinh của phần khí nhạc năm nay?

Giao hưởng thơ "Vàng Son" tôi cũng dàn dựng lần đầu, tôi tạm không đánh giá nó, mà tốt nhất là để cho thính giả làm điều này. Còn nói là cái đinh của chương trình thì tôi hoàn toàn không đồng ý với sự so sánh này.

 Điều gì mang lại cảm hứng cho ông khi bắt đầu một dự án mới?

 -Vì là một dự án mới nên luôn luôn mang lại cảm hứng.

Ca sỹ Nguyên Thảo và nhạc trưởng Lê Phi Phi trong hòa nhạc "Điều còn mãi"

Sự sáng tạo của nhạc trưởng nằm ở đâu, khi dựng một tác phẩm?

- Khi dựng một tác phẩm, nếu là tác phẩm trình diễn lần đầu tiên của các nhạc sỹ còn đang sống, sự sáng tạo chính là sự thỏa thuận giữa nhạc trưởng và nhạc sỹ làm sao cho tác phẩm được vang lên một cách có hiệu quả nhất. Còn đối với các tác phẩm kinh điển thì không được phép sáng tạo mà phải tuân thủ hoàn toàn những điều đã được viết ra, chỉ dàn dựng lại theo đúng truyền thống, tinh thần của tác giả.

Từ Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Mạnh Duy Linh xuất hiện ở “Điều còn mãi” những năm trước, đến Việt Anh, Nguyễn Văn Nam trong chương trình năm 2012.... ông có nhận định gì về những nhạc sĩ đang sáng tác giao hưởng của Việt Nam hiện nay? 

- Nguyễn Văn Nam là một nhạc sỹ nổi tiếng đã từ lâu, tuổi đời cũng xấp xỉ 80, khối lượng tác phẩm giao hưởng ông viết rất đồ sộ, chuyên nghiệp...Thật đáng tiếc là các tác phẩm đó không được công diễn nhiều...nên thính giả Việt Nam ít ai biết đên ông.

 Các nhạc sỹ trẻ sáng tác giao hưởng của Việt Nam ta đang có những ước mơ, hoài bão, trăn trở với nền nghệ thuật âm nhạc cổ điển (mà không thể sống được bằng nghề nghiệp này) của nước nhà, đó là một dấu hiệu tốt, một sự hy sinh đáng trân trọng.

 Nhưng để có được những tác phẩm hay, để đời thì thước đo thời gian của sự tồn tại chính là điều quan trọng nhất. Viết ra, phải đươc chơi đi chơi lại nhiều lần, vì nó hay, chứ không phải vì một nguyên nhân nào khác.

Liệu "Điều còn mãi" có hướng tới việc trở thành một chương trình mang những gương mặt sáng giá của âm nhạc cổ điển Việt Nam ra "ánh sáng"?

-Hy vọng là như vậy.

Nhạc trưởng là vị trí rất quan trọng, nhưng lại chưa được công chúng Việt Nam để ý nhiều. Ra ngoài đường có lẽ ít người nhận ra ông?

 -Những ai quan tâm đến nền âm nhạc cổ điển của Việt Nam thì luôn luôn dành cho tôi một sự chú ý nhất định, còn ra đường để mọi người nhn ra mình, có lẽ phải là sao nhạc nhẹ.

Cá nhân tôi tôi không thích cuộc sống của mình bị ảnh hưởng, mất tự do vì đi ra đường ai cũng nhận ra mình, không cứ ở Việt Nam.

Theo ông, làm thế nào để các tác phẩm âm nhạc cổ điển đến gần hơn với công chúng, và và đặc biệt - làm thế nào để công chúng Việt Nam biết rằng chúng ta đã và đang sáng tác được giao hưởng?

 -“Điều còn mãi” đã, đang và hy vọng là sẽ làm được điều này.


Tôi tự hỏi khi nào “Điều còn mãi” sẽ dựng một aria (ca khúc opera) của Việt Nam?

-Tại sao lại là một aria của một vở nào đó? Điều đó có nghĩa là chúng ta chưa có những vở Opera hay? Trong “Điều còn mãi” luôn có những loại hình nghệ thuật đa dạng, trong đó các tác phẩm thanh nhạc với dàn nhạc, hợp xướng... cũng không phải ít. Sẽ có những trích đoạn từ các vở opera của các tác giả Việt Nam trong lần tới.

Với một chương trình thường niên, điều gì sẽ làm cho nó mới mẻ và hấp dẫn?

 -Sự chọn lựa các tác phẩm, sự lựa chọn các nghệ sỹ...và cách tổ chức, trình bày, quảng cáo luôn luôn phải đổi mới... thì chương trình sẽ hấp dẫn.

Vai trò của nhạc trưởng rất quan trọng vì nó đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, kinh nghiệm biểu diễn, trong một thòi gian ngắn (5 ngày) phải dàn dựng 1 chương trình kéo dài chừng 2h, với rất nhiều đơn vị, nghệ sỹ tham gia.

Mỗi một chương trình mới là một sự đổi mới chính cho dàn nhạc nhạc trưởng, ngh sỹ ...Không nên xáo mòn, lặp lại...

Xin cảm ơn ông, và chúc ông nhiều sức khỏe!

"Điều còn mãi" là chương trình hòa nhạc thường niên do báo Vietnamnet tổ chức từ năm 2009. Năm nay, Điều còn mãi sẽ tiếp tục diễn ra tại Nhà hát Lớn vào14h ngày 2/9 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 với sự tham gia của các ca sĩ Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Đăng Dương, Trọng Tấn... và nhiều nghệ sĩ tên tuổi như violist Xuân Huy, pianist Tuấn Nam... Nhạc trưởng Lê Phi Phi sẽ chỉ huy dàn nhạc giao hưởng Việt Nam trong chương trình này.

  •  Hồ Hương Giang