Như vậy liên doanh Hoa Lư và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors của China Harbuor Engineering bị loại khỏi quá trình đấu thầu gói 5.10.
Tuy nhiên, đây chưa phải kết quả cuối về việc trúng thầu dự án nhà ga Sân bay Long Thành.
Bởi, theo ACV, hiện tại chỉ lựa chọn Vietur là nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Chủ đầu tư Sân bay Long Thành sẽ thực hiện bước tiếp theo là chấm hồ sơ về tài chính.
Bước tiếp theo, ACV sẽ tổ chức lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính cho Liên danh Vietur vào ngày 4/8. Công tác chấm thầu về mặt tài chính sẽ diễn ra trong tháng 8.
Gói thầu 5.10 - xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách có tổng giá trị hơn 35.000 tỷ đồng là hạng mục lớn nhất của dự án Sân bay Long Thành.
Đợt đấu thầu lần đầu chỉ có một nhà thầu tham gia là Liên danh Coteccons - Vinaconex - Centra - Phục Hưng Holdings - REE - Hòa Bình - HAWEE. ACV chấm không đạt và tiến hành đấu thầu lần hai.
Lần đấu thầu thứ hai có ba liên danh tham gia gồm Vietur, Hoa Lư và CHEC-BCEG-Vietnam Contractors. Đồng thời, ACV xin lùi thời hạn hoàn thành sân bay này sang năm 2026.
Trong đó, liên danh CHEC-BCEG-Vietnam Contractors do nhà thầu Trung Quốc đứng đầu là Tập đoàn Xây dựng giao thông China Harbuor Engineering, cùng một số doanh nghiệp Việt.
Liên danh Hoa Lư do Coteccons đứng đầu, gồm 8 nhà thầu như Hòa Bình, Central, An Phong, Delta, Unicons, Thành An và Power Line Engineering (PLE - Thái Lan).
Liên danh Vietur gồm 10 doanh nghiệp, đứng đầu là Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC Istas của Thổ Nhĩ Kỳ. Các thành viên còn lại gồm Ricons, Newtecons, Sol E&C, Tổng công ty Xây dựng số 1, ATAD, Vinaconex, Phục Hưng Holdings, Hawee cơ điện và Tổng công ty Xây dựng Hà Nội.
Trong đó, Ricons, Newtecons và Sol E&C là ba doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương.