- Sáng ngày 25/10, ông Đinh Dép, Bí thư huyện Sơn Hà cùng các cán bộ của UBND huyện đã đến khu vực núi ở thôn Tà Ba, xã Sơn Thượng, nhằm tiếp tục giải thích, vận động 14 hộ dân trong thôn rời núi trở về làng.
>>Hơn 600 nhà dân bị hư hỏng sau động đất
>>500 cán bộ họp về "động đất Sông Tranh"
>>Lại động đất mạnh ở thủy điện Sông Tranh 2
>>'Sẽ còn động đất, nhưng không đáng lo ngại!"
Trước đó vào khoảng 20h50' ngày 22/10, do ảnh hưởng của vụ động đất từ huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam, tại các xã Trà Phong, huyện Tây Trà, khu vực thôn Tà Ba, xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà cũng xảy ra rung chấn khá mạnh.
Các hộ dân dựng lều ở tạm tại núi Cà Tu |
Theo
người dân, ngoài rung chấn, họ còn thấy một vòi nước có đường kính 8cm phun lên
trời. Người dân coi đây là hiện tượng lạ, nên trong 2 ngày qua đã lần lượt bỏ
làng lên núi dựng lều ở.
Hiện tại, đã có 14 hộ dân bỏ làng lên núi Cà Tu, cách nơi ở cũ hơn 1km. Nơi
ở mới không có nước sinh hoạt nên gặp rất nhiều khó khăn, những căn lều dựng tạm
không chống chọi được với những cơn mưa lớn.
Nhận được tin báo, chính quyền xã Sơn Thượng và UBND huyện Sơn Hà đã cử
người lên giải thích vụ rung chấn vừa qua không ảnh hưởng đến sự an nguy tính
mạng, tài sản, người dân không nên lo lắng.
Tiếng nổ là do dư chấn động đất ở Bắc Trà My, riêng lỗ phun nước mà bà con nói, xác nhận thực tế là không có căn cứ. Hiện lỗ phun nước đã khô, thọc cây xuống nền đất cứng, xác minh người nhìn thấy thì chỉ là nghe nói lại nên đây chỉ là tin đồn thổi.
Thế nhưng người dân
vẫn không an tâm, chưa chịu trở về và tiếp tục ở lại đây.
Ông Đinh Văn Kia- Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Thượng cho hay: “Vì lo sợ nguy
hiểm bà con đã tự ý bỏ làng lên núi dựng lều, chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục,
vận động bà con sớm trở về làng cũ để làm ăn sinh sống”.
Lều dựng gần núi cao sẽ hết sức nguy hiểm, nhiều hộ gia đình vẫn tiếp tục
rời làng, rất mong chính quyền địa phương cần sớm can thiệp trấn an người dân để
họ nhanh chóng trở về làng cũ.
Minh Bảo