Ngày 2/12, cầu thủ Hwang Hee-Chan ghi một bàn thắng quan trọng ở phút bù giờ, giúp Hàn Quốc hạ gục Bồ Đào Nha 2-1, giành vé vào vòng 1/8 World Cup 2022

Sau đó Hwang Hee-Chan cởi áo đấu để lộ chiếc áo bó sát bên trong trông khá lạ mắt. Người hâm mộ bóng đá cũng có thể thấy nhiều nam cầu thủ khác mặc chiếc áo thể thao tương tự Hwang khi họ thay đồ khởi động hoặc lúc trao đổi áo đấu sau khi kết thúc trận.

Theo Slate, chiếc áo của Hwang cung cấp các chỉ số sức khỏe của cầu thủ. Túi phía sau của áo chứa thiết bị theo dõi GPS nhỏ nhằm thu thập dữ liệu của người chơi. Mỗi bộ sản phẩm thường bao gồm cáp sạc hoặc cáp chuyển, áo sơ mi, cảm biến. Một số hãng quảng cáo chiếc áo có thể cung cấp 16 chỉ số khác nhau, kết nối được với điện thoại thông minh. 

Hwang Hee-Chan ghi bàn thắng ấn định chiến định 2-1 cho Bồ Đào Nha. Ảnh: AP

Người quản lý đội và huấn luyện viên dựa vào nguồn dữ liệu đó để tìm hiểu chính xác quãng đường di chuyển, tốc độ người chơi trong tập luyện và trận đấu. Thông tin này giúp họ đưa ra quyết định về mức độ thúc đẩy cầu thủ, liệu có nên cho nghỉ một ngày hay không... 

Trên thế giới, chiếc áo công nghệ đã được áp dụng từ lâu. Các cầu thủ Bayern Munich, Real Madrid, Chelsea, Porto, Barcelona đều sử dụng sản phẩm.

Nhờ thiết bị được tích hợp trong áo thoải mái, ban huấn luyện có thể theo dõi và phân tích các yếu tố khác nhau để có được thông tin khách quan cho phép tối ưu hóa sự cân bằng giữa tập luyện và phục hồi. 

Vào cuối mỗi buổi, dữ liệu được thu thập và chiếu trong một nền tảng phân tích bằng cách sử dụng ETPS, thiết bị theo dõi hiệu suất điện tử. 

Bộ sản phẩm được báo với giá trên 400 USD. Ảnh: Stat

Việc sử dụng thiết bị GPS hằng ngày của các cầu thủ bóng đá là nguồn dữ liệu cá nhân vô tận cho ban huấn luyện và nhân viên y tế. Nhờ đó, họ có thể phát hiện và phòng chống các chấn thương cơ phổ biến nhất của vận động viên. 

Từ 2019, các tuyển thủ Việt Nam cũng đã bắt đầu sử dụng chiếc áo này. Trong trận đấu gặp Malaysia ở SEA Games 2022, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh cũng để lộ áo khi ăn mừng bàn thắng. 

Giống như tất cả môn thể thao đem lại doanh thu lớn, bóng đá hiện sử dụng rất  nhiều thiết bị phân tích dữ liệu để xử lý các con số về hành vi, chiến thuật và thể lực. Máy theo dõi tần suất người chơi sút bằng chân trái hay phải, khả năng hoàn thành đường chuyền. Các đội còn sử dụng A.I. đưa ra các kịch bản nhất định để xem vận động viên có thể phản ứng như thế nào, dựa trên hành vi của hàng nghìn người chơi trước đó. 

Quy định chưa từng có tiền lệ tại World Cup

Quy định chưa từng có tiền lệ tại World Cup

Quy định về chấn động được áp dụng thí điểm từ năm 2021. Tại World Cup 2022, lần đầu tiên nó được sử dụng thể hiện sự nỗ lực cho việc bảo vệ sức khỏe của cầu thủ.