Dù máy bay ARJ21 do Trung Quốc sản xuất vừa hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên nhưng Cục quản lý hàng không Mỹ (FAA) vẫn chưa cho phép chiếc máy bay này bay trên bầu trời Mỹ.

Ngày 28/6 là một ngày trọng đại đối với ngành Hàng không Trung Quốc, khi chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất tại đây đã thực hiện chuyến bay thương mại từ thành phố Thành Đô (miền Trung đất nước) đến Thượng Hải. Chiếc ARJ-21 với chuyến bay kéo dài 2 tiếng diễn ra thành công với 70 hành khách trên chiếc máy bay 90 chỗ ngồi.

{keywords}

Máy bay ARJ21 do Trung Quốc sản xuất vừa hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên

Chiếc máy bay này thuộc hãng hàng không Thành Đô Airlines. Hãng Thành Đô Airlines dự kiến sẽ khai thác máy bay ARJ21 ở tuyến Thành Đô - Thượng Hải, bay ba chuyến mỗi tuần.

ARJ21 - viết tắt của cụm từ Phản lực tiên tiến trong khu vực của thế kỷ 21 - do Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất. ARJ21 nằm trong chương trình kéo dài 14 năm của Trung Quốc nhằm xây dựng một thương hiệu cạnh tranh với hai hãng hàng không khổng lồ của thế giới là Airbus và Boeing ở thị trường Trung Quốc.

ARJ-21 được đánh giá là thành công lớn trong ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực máy bay dân dụng, cũng như được kỳ vọng có thể cạnh tranh với máy bay dân sự phương Tây. 

{keywords}

Cục quản lý hàng không Mỹ vẫn chưa cho phép chiếc máy bay này bay trên bầu trời Mỹ.

Tới thời điểm này, COMAC cho biết đã nhận được hơn 270 đơn hàng, chủ yếu từ các hãng máy bay nội địa. Theo đánh giá của Hãng tin AFP, dù vừa có chuyến bay thương mại đầu tiên nhưng ARJ21 vẫn cần rất nhiều thời gian để tạo được lòng tin của hành khách.

Tuy nhiên,, ARJ-21 không nhận được giấy chứng nhận của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA)hay của châu Âu, cho phép thực hiện các chuyến bay chở khách thương mại ở khu vực này.

Do đó, “siêu phẩm” ARJ-21 của Trung Quốc chỉ có thể thực hiện lịch trình nội địa và tới một số quốc gia công nhận.

Thị trường máy bay thương mại tại Trung Quốc hiện đang lớn mạnh nhanh chóng. Đến nay, người phương Tây nhận định đây là “mỏ vàng” của những nhà thiết kế máy bay.Ước tính, các Hãng hàng không Trung Quốc sẽ cần phải mua hơn 6.000 chiếc Boeing trong khoảng từ năm 2014 đến năm 2034 với số tiền 1 nghìn tỷ USD phải chi ra. 

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)