- Chưa đầy nửa tháng đã có tới 4 chiếc xe máy của hãng honda cháy rụi khiến người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng xe của hãng. Tuy nhiên, vụ cháy xe Attila chiều 13/12 của hãng SYM khiến dư luận chuyển hướng, có khi nào xăng lẫn tạp chất là nguyên nhân dẫn tới những vụ cháy gần đây?
TIN BÀI KHÁC
Sau hàng loạt xe máy tự nhiên bốc cháy không chỉ riêng của hãng Honda, nhiều độc giả đã tở ra nghi ngờ nguyên nhân cháy xe có thể bắt nguồn từ chất lượng xăng dầu.
Chia sẻ trên VietNamNet, độc giả Nguyen cho rằng, nhiều loại xe khác nhau bốc cháy, thì không phải do cấu trúc của xe có lỗi, mà có thể là do xăng bị pha loại kém hơn, không đủ chỉ số octan nên dễ cháy nổ. Đồng tình với quan điểm này, độc giả Nguyễn Hưng nhận định, chúng ta có quyền nghi ngờ xăng có vấn đề, cần đồng loạt kiểm tra lại chất lượng xăng trên toàn quốc.
Cũng với băn khoăn cho rằng xăng chính là “sát thủ” gây nên những vụ cháy gần đây, độ giả Huỳnh Trung Hiếu ở địa chỉ hth2981…@yahoo.com cho rằng những ngày gần đây thường xuyên nghe những vụ cháy xe máy mà không tìm ra nguyên nhân, có khi nào do dùng xăng không. Sao không thấy ai nói đến vấn đề này vậy? Tôi nghe nói là ở Hà Nội đã dùng xăng có metanol gì phải không, các nhà khoa học nên tìm hiểu xem để người dân an tâm.
Trao đổi với VietNamNet Tiến sĩ Vật lý Nguyễn Văn Khải cho biết nếu đổ lỗi cho xăng pha tạp chất mà gây cháy nổ là những người không hiểu gì về vật lý. Xăng chuẩn, vận tốc bay hơi của nó nhanh hơn, nên khi đổ dễ xảy ra cháy nổ nhanh hơn. Vì thực tế, nếu xăng pha tạp chất, nếu xe đổ, hệ số linh động, hệ số khuyếch tán rất kém, tốc độ bay hơi rất chậm không thể gây ra cháy tức thì.
Theo TS. Khải, ông là người chứng kiến chiếc xe SH bị cháy ở Kim Mã – Liễu Giai vào ngày 12/12 thì với lập luận là do xăng pha tạp chất, xăng dởm dẫn đến cháy là không hợp lý. Về mặt vật lý, bình thường, nếu khi xe của người thanh niên kia đổ, khoảng 30 phút sau mới xảy ra cháy thì nghi vấn do bị dùng xăng dởm có vẻ phù hợp hơn. Như vậy, theo TS Khải, việc dùng xăng dởm, khả năng cháy nổ còn thấp hơn dùng xăng chuẩn.
Tiến sĩ Khải khuyến cáo, nếu thấy xe đổ, có mùi xăng thì người tiêu dùng nên tránh xa phương tiện, tuyệt đối không được nổ máy để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trong khi đó, trên VnMedia PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai, Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, ĐH Bách Khoa, cho rằng ngoài nguyên nhân tác động vào xe không đúng quy chuẩn, hai nguyên nhân quan trọng dẫn tới cháy xe máy là linh kiện phụ tùng trôi nổi và xăng có vấn đề. "Khi dùng xăng có tạp chất, khả năng gây hại với các chi tiết khi xe vận hành tăng cao, dẫn tới rò rỉ, chập cháy" - TS Nguyễn Khắc Trai chia sẻ.
Cũng trên báo này, lãnh đạo Tổng công ty Xăng dầu quân đội cho biết, nếu xe cháy do chất lượng xăng thì hiện tượng cháy phải xảy ra hàng loạt chứ không chỉ vài chiếc như vậy.
Còn trên báo Nông thôn ngày nay, PGS-TS. Đinh Ngọc Ân - Trưởng bộ môn Cơ khí Động lực (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) cho rằng, có 3 nhóm nguyên nhân gây cháy nổ xe máy. Thứ nhất, trong bình xăng hiện được gắn các thiết bị đo xăng có sử dụng nguồn điện. Trong một số trường hợp hy hữu, đặc biệt là khi xăng trong bình cạn, các thiết bị này sẽ phát sinh ra tia lửa điện và gây cháy nổ.
Nguyên nhân thứ hai là khi lượng xăng trong bình không còn ở mức đầy; trong quá trình xe chạy các lớp xăng bị xóc, cọ với nhau (như trường hợp mặc áo len với áo dạ) sinh ra trường tích điện, sinh ra tia lửa điện và cháy nổ. Khả năng thứ ba là có thể trong quá trình sử dụng có thể bị rò rỉ nhiên liệu gặp tia lửa điện thì gây cháy, nổ.
Tuy vậy, phần đông ý kiến đều cho rằng, dù là nguyên nhân gì thì các ngành chức năng cũng nên nhanh chóng vào cuộc để làm rõ nhằm trấn an gần 30 triệu người đang sử dụng xe máy hiện nay.
Mẫn Chi
TIN BÀI KHÁC
Oan nghiệt lời đồn “trùng tang”
Liên tiếp cháy xe, vẫn liều mạng cưỡi lên Tử thần
Những nghi vấn quanh vụ cháy xe Honda SH
TP.HCM: Nổ bình gas, cháy rụi khu nhà trọ
Cháu bé vụ nổ xe Honda vừa tử vong
Liên tiếp cháy xe, vẫn liều mạng cưỡi lên Tử thần
Những nghi vấn quanh vụ cháy xe Honda SH
TP.HCM: Nổ bình gas, cháy rụi khu nhà trọ
Cháu bé vụ nổ xe Honda vừa tử vong
Sau hàng loạt xe máy tự nhiên bốc cháy không chỉ riêng của hãng Honda, nhiều độc giả đã tở ra nghi ngờ nguyên nhân cháy xe có thể bắt nguồn từ chất lượng xăng dầu.
Hiện trường chiếc xe Attila bị cháy thành tro tại cầu Chương Dương ngày 13/12 (Ảnh: VietNamNet) |
Chia sẻ trên VietNamNet, độc giả Nguyen cho rằng, nhiều loại xe khác nhau bốc cháy, thì không phải do cấu trúc của xe có lỗi, mà có thể là do xăng bị pha loại kém hơn, không đủ chỉ số octan nên dễ cháy nổ. Đồng tình với quan điểm này, độc giả Nguyễn Hưng nhận định, chúng ta có quyền nghi ngờ xăng có vấn đề, cần đồng loạt kiểm tra lại chất lượng xăng trên toàn quốc.
Cũng với băn khoăn cho rằng xăng chính là “sát thủ” gây nên những vụ cháy gần đây, độ giả Huỳnh Trung Hiếu ở địa chỉ hth2981…@yahoo.com cho rằng những ngày gần đây thường xuyên nghe những vụ cháy xe máy mà không tìm ra nguyên nhân, có khi nào do dùng xăng không. Sao không thấy ai nói đến vấn đề này vậy? Tôi nghe nói là ở Hà Nội đã dùng xăng có metanol gì phải không, các nhà khoa học nên tìm hiểu xem để người dân an tâm.
TIN LIÊN QUAN |
Theo TS. Khải, ông là người chứng kiến chiếc xe SH bị cháy ở Kim Mã – Liễu Giai vào ngày 12/12 thì với lập luận là do xăng pha tạp chất, xăng dởm dẫn đến cháy là không hợp lý. Về mặt vật lý, bình thường, nếu khi xe của người thanh niên kia đổ, khoảng 30 phút sau mới xảy ra cháy thì nghi vấn do bị dùng xăng dởm có vẻ phù hợp hơn. Như vậy, theo TS Khải, việc dùng xăng dởm, khả năng cháy nổ còn thấp hơn dùng xăng chuẩn.
Tiến sĩ Khải khuyến cáo, nếu thấy xe đổ, có mùi xăng thì người tiêu dùng nên tránh xa phương tiện, tuyệt đối không được nổ máy để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Trong khi đó, trên VnMedia PGS.TS. Nguyễn Khắc Trai, Bộ môn ô tô và xe chuyên dụng, ĐH Bách Khoa, cho rằng ngoài nguyên nhân tác động vào xe không đúng quy chuẩn, hai nguyên nhân quan trọng dẫn tới cháy xe máy là linh kiện phụ tùng trôi nổi và xăng có vấn đề. "Khi dùng xăng có tạp chất, khả năng gây hại với các chi tiết khi xe vận hành tăng cao, dẫn tới rò rỉ, chập cháy" - TS Nguyễn Khắc Trai chia sẻ.
Cũng trên báo này, lãnh đạo Tổng công ty Xăng dầu quân đội cho biết, nếu xe cháy do chất lượng xăng thì hiện tượng cháy phải xảy ra hàng loạt chứ không chỉ vài chiếc như vậy.
Còn trên báo Nông thôn ngày nay, PGS-TS. Đinh Ngọc Ân - Trưởng bộ môn Cơ khí Động lực (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) cho rằng, có 3 nhóm nguyên nhân gây cháy nổ xe máy. Thứ nhất, trong bình xăng hiện được gắn các thiết bị đo xăng có sử dụng nguồn điện. Trong một số trường hợp hy hữu, đặc biệt là khi xăng trong bình cạn, các thiết bị này sẽ phát sinh ra tia lửa điện và gây cháy nổ.
Nguyên nhân thứ hai là khi lượng xăng trong bình không còn ở mức đầy; trong quá trình xe chạy các lớp xăng bị xóc, cọ với nhau (như trường hợp mặc áo len với áo dạ) sinh ra trường tích điện, sinh ra tia lửa điện và cháy nổ. Khả năng thứ ba là có thể trong quá trình sử dụng có thể bị rò rỉ nhiên liệu gặp tia lửa điện thì gây cháy, nổ.
Tuy vậy, phần đông ý kiến đều cho rằng, dù là nguyên nhân gì thì các ngành chức năng cũng nên nhanh chóng vào cuộc để làm rõ nhằm trấn an gần 30 triệu người đang sử dụng xe máy hiện nay.
Mẫn Chi