“Hàng nghìn binh sĩ có thể sẽ được tái triển khai ở vùng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi Mỹ có sự hiện diện quân sự tại các khu vực như Guam, Hawaii, Alaska và Nhật Bản, cũng như triển khai tại những quốc gia như Australia. Ở mặt trận này, Mỹ và các quốc gia đồng minh đang phải đối mặt với thử thách địa chính trị đáng kể nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh”, Sputnik trích dẫn tài liệu ông O’Brien viết gửi Tạp chí phố Wall hôm 21/6.

{keywords}
Căn cứ Không quân Mỹ tại Ramstein, Đức. Ảnh: AP

Tuy nhiên, chỉ huy Không quân Mỹ tại châu Âu Jeffrey Harrigian cho biết ông “không hề nhận được bất kỳ chỉ thị nào của thượng cấp về kế hoạch tái triển khai binh sĩ trên”.

Trước đó hôm 15/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút binh sĩ nước này đóng ở các quốc gia Trung Âu cho tới khi những nước này chịu trả đầy đủ các khoản nợ chi phí quân sự cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ngoài ra, người đứng đầu Nhà Trắng cũng cảnh báo rút khoảng 25.000 binh sĩ khỏi Đức, nếu Berlin không chịu đóng góp 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này cho chi phí quốc phòng chung của NATO.

Chuyên gia Robert Dujarric làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Temple, Nhật Bản nhận định rằng việc rút quân khỏi châu Âu và tái triển khai tại châu Á sẽ không giải quyết được vấn đề của Tổng thống Trump về NATO.

“Dường như ông O’Brien đang muốn ám chỉ nước Đức. Ông chỉ ra việc Berlin hợp tác chung với Moscow trong dự án Dòng chảy phương Bắc 2, cũng như Đức từ chối yêu cầu của Mỹ về việc loại bỏ Tập đoàn Huawei khỏi dự án viễn thông 5G, mà Washington luôn tỏ ra lo ngại về tính bảo mật thông tin”, Sputnik dẫn lời nhận định của ông Dujarric.

Tuấn Trần

Ông Trump tuyên bố rút nửa số quân đồn trú tại Đức

Ông Trump tuyên bố rút nửa số quân đồn trú tại Đức

The Hill cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/6 đã xác nhận kế hoạch cắt giảm bĩnh sĩ đồn trú tại Đức từ 52.000 xuống còn 25.000 lính.

Ông Trump 'hứng bão', các đồng minh sợ vạ lây

Ông Trump 'hứng bão', các đồng minh sợ vạ lây

Các phản ứng gây tranh cãi trước làn sóng biểu tình chống phân biệt chủng tộc... đang khiến Tổng thống Donald Trump bị cô lập về chính trị và suy giảm tín nhiệm khi còn chưa đầy 5 tháng trước ngày bầu cử Mỹ.