Nguồn điện lực chủ yếu của nước Lào là thủy điện. Tuy nhiên, hiện Lào đã hướng đến sự phát triển nguồn điện hiện đại - điện hạt nhân.
Hôm 26/9, Cơ quan Năng lượng nguyên tử Nga (Rosatom) cùng Bộ Năng lượng và Khai khoáng của Lào đã ký một văn bản về lộ trình hợp tác trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hòa bình. Trong đó, Nga thỏa thuận giúp Lào xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Ảnh minh họa |
Với tài liệu đã được ký, Nga và Lào đồng thống nhất nghiên cứu tính khả thi của các dự án điện hạt nhân ở Lào trong khuôn khổ một đề nghị của Rosatom.
Tài liệu đã ký kết gồm các nội dung: Cơ sở hạ tầng điện hạt nhân, đào tạo nhân lực, cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho chu trình sử dụng nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, còn các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác bao gồm sử dụng công nghệ phóng xạ trong công nghiệp, y tế, nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Tháng 4/2016, Rosatom cùng Bộ Năng lượng và Khai khoáng Lào đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, trong đó hai bên thống nhất thành lập một nhóm làm việc chung.
Ngoài Lào, Nga đã hợp tác rộng rãi trong lĩnh vực điện hạt nhân với nhiều nước trên thế giới, từ Bắc Âu, Đông Âu đến Trung Cận Đông và châu Á.
Trần Minh
Dừng điện hạt nhân do điều kiện kinh tế
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP khẳng định, việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không phải do công nghệ mà do điều kiện kinh tế của nước ta.
Điện hạt nhân 10 tỷ USD: Tạm lùi hay dừng hẳn?
Sau 7 năm kể từ khi được QH duyệt chủ trương đầu tư, Dự án điện hạt nhân 10 tỷ USD đã được đề xuất tạm dừng. Nói “không” với điện hạt nhân hay chỉ tạm lùi lại là điều còn bàn luận.
Điện hạt nhân: Lợi bất cập hại?
"Những bất lợi của điện hạt nhân lớn hơn các lợi ích của nó mang lại, đặc biệt khi một số lợi ích được đưa ra không thực sự đúng"
Vì sao Trung Quốc quyết làm điện hạt nhân tới cùng?
Từ đầu những năm 2000, Trung Quốc đã kiên định đẩy mạnh chương trình điện hạt nhân và đa dạng hóa nguồn năng lượng.
Điện hạt nhân sắp tiến tới 'kỷ nguyên vàng'?
Ngành công nghiệp hạt nhân có thể đạt được đà cần thiết để tạo thêm công suất 1000 GWe (hay 1 triệu MW) vào năm 2050.
Nhật Bản: Sống lại nền công nghiệp điện hạt nhân
Nền công nghiệp điện hạt nhân của dảo quốc Nhật đang bước vào thời kỳ phục hồi, sau thảm họa thiên nhiên động đất sóng thần bất ngờ Fukushima đưa ngành điện năng hiện đại này xuống gần như con số “không”.
Lào và Campuchia cũng 'kết' điện hạt nhân!
Cả hai quốc gia láng giềng của Việt Nam là Lào và Campuchia cũng đang lên kế hoạch xây dựng những nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Thái Lan có quan ngại Điện hạt nhân Việt Nam?
Thái Lan ở cách xa các nhà máy điện hạt nhân dự định xây dựng của ở Ninh Thuận (Việt Nam) đến trên 700 km. Thế nhưng, gần đây Thái Lan đã tỏ ra quan ngại về điều đó…