Theo Reuters, vụ kiện đã được đệ trình lên Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) hay còn gọi là Tòa án thế giới, tập trung vào cách diễn giải một hiệp ước năm 1948 về ngăn chặn nạn diệt chủng mà cả Nga và Ukraine đã ký kết. Hiệp ước quy định ICJ là diễn đàn giải quyết những tranh chấp giữa các bên ký kết.

{keywords}
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Reuters

Mặc dù các phán quyết của ICJ có tính ràng buộc và các quốc gia thường tuân thủ chúng, nhưng tòa không có các phương tiện trực tiếp để áp đặt việc thực hiện.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Moscow là cần thiết "nhằm bảo vệ người dân đã là đối tượng của sự bắt nạt và diệt chủng" ở các khu vực ly khai miền đông Ukraine. Song, Ukraine phản bác rằng, các cáo buộc của Nga về tình trạng diệt chủng là sai sự thật và trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được coi là căn cứ pháp lý cho một cuộc tấn công vào nước láng giềng.

Phiên xử đầu tiên của ICJ, trong đó Ukraine sẽ chính thức trình bày đơn kiện, dự kiến sẽ bắt đầu lúc 9h giờ GMT (16h giờ Việt Nam) ngày 7/3. Nga sẽ có hồi đáp vào ngày 8/3.

Mỹ công bố hỏa lực Nga sử dụng ở Ukraine

CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ cho biết, Nga đã bắn tổng cộng 600 tên lửa kể từ khi mở màn chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2. Ông ước tính, Moscow đã huy động gần 95% sức mạnh chiến đấu tích lũy được bên trong lãnh thổ nước láng giềng.

{keywords}
Hình ảnh đổ nát tại một khu dân cư ở thị trấn Irpin, ngoại ô Kiev sau một trận pháo kích của Nga ngày 6/3. Ảnh: Reuters

Theo quan chức giấu tên này, Mỹ đã theo dõi các cuộc giao tranh diễn ra ở hai thành phố Kherson và Mykolaiv hôm 6/3 và nhận thấy các lực lượng Nga vẫn đang tìm cách bao vây thủ đô Kiev cũng như các thành phố lớn khác của Ukraine là Khakhiv, Chernihiv và Mariupol. Tuy nhiên, quân Nga đang bị chậm bước tiến do vấp phải sự kháng cự quyết liệt của người Ukraine.

Một đoàn xe quân sự hùng hậu, kéo dài khoảng 64km của Nga vẫn đang trên đường tới Kiev, nhưng hiện không có thông tin về việc chúng ở cách thủ đô Ukraine bao xa. Cuối tuần trước, các thông tin tình báo ước tính đoàn xe này cách trung tâm Kiev gần 25km.

"Chúng tôi tin rằng, người dân Ukraine ở hầu hết các vùng của đất nước vẫn có các phương tiện liên lạc, tiếp cận internet và truyền thông", quan chức Mỹ nói thêm. Ông cũng lưu ý, Mỹ chưa quan sát thấy bất kỳ cuộc tấn công đổ bộ nào của quân Nga gần thành phố cảng Odessa và Washington không đánh giá điều này sắp xảy ra. Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo binh lính Nga đang chuẩn bị ném bom Odessa và kêu gọi quốc tế thiết lập vùng cấm bay phía trên nước này.

Quan chức Mỹ thừa nhận không thể xác thực thông tin cáo buộc phía Nga vi phạm thỏa thuận ngưng bắn và thiết lập các hành lang sơ tán dân thường Ukraine khỏi một số khu vực chiến sự, hay thông tin Moscow đang huy động quân dự bị tham chiến.

Kiev tố Nga tăng cường pháo kích ban đêm

Phát biểu trên kênh truyền hình địa phương Belsat, Oleksiy Arestovich, cố vấn của tổng thống Ukraine khẳng định, các lực lượng Nga đã tăng cường pháo kích ban đêm vào các thành phố ở miền trung, miền bắc và miền nam Ukraine hôm 6/3.

{keywords}
Người đàn ông Ukraine đứng trước căn nhà của mình đã bị phá hủy hoàn toàn ở làng Horenka, lân cận thủ đô Kiev. Ảnh: AP

Theo ông Arestovich, Kharkiv, thành phố lớn thứ 2 của Ukraine ở phía đông bắc, vẫn đang chiến đấu chống đợt tập kích mới của Nga, trong khi tất cả các khu vực của Chernihiv ở phía bắc đang hứng chịu "mưa tên lửa".

AP dẫn lời vị cố vấn mô tả tình huống "thảm khốc" ở các vùng ngoại ô Bucha, Hostomel và Irpin của Kiev, nơi những nỗ lực di tản người dân đã gặp thất bại vào cuối tuần. Ông cho biết, chính phủ Ukraine đang làm tất cả những gì có thể để khôi phục quá trình sơ tán.

{keywords}
Một ông bố bế con tháo chạy khỏi Irpin, ngoại ô Kiev ngày 6/3. Ảnh: Reuters
{keywords}
Người dân tìm cách tránh bom đạn trong lúc sơ tán khỏi Irpin. Ảnh: Reuters
{keywords}
Binh sĩ Ukraine giúp đỡ một phụ nữ lớn tuổi ở Irpin. Ảnh: AP
{keywords}
 Đám đông người dân vượt qua một cây cầu bắc ngang sông bị phá hủy để rời khỏi Irpin. Ảnh: AP

Irpin đã trở thành mục tiêu oanh tạc của quân đội Nga trong vài ngày trở lại đây. Các nhân chứng cho biết, một số dân thường đã thiệt mạng vì trúng đạn pháo trong lúc cố gắng rời khỏi đây đi lánh nạn. Các phóng viên AP có mặt tại hiện trường đã chụp được hình ảnh thi thể người dân tử nạn trên đường.

Một đoạn video do báo Guardian công bố cho thấy rõ các tiếng nổ, trong khi người dân và các phóng viên đang vội vã tìm nơi trú ẩn giữa lúc Irpin bị pháo kích.

Tuấn Anh

>>> Cập nhật tình hình Ukraine hôm nay

Nga nhắm đánh cơ sở quốc phòng, kiểm soát nhà máy hạt nhân Ukraine

Nga nhắm đánh cơ sở quốc phòng, kiểm soát nhà máy hạt nhân Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo, các lực lượng vũ trang nước này sẽ sử dụng các vũ khí chính xác cao, tầm xa để tấn công các cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine.