Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy dù có nhiều chính sách đến nay đã được đưa ra nhưng cả nước mới chỉ có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam hiện nay, con số này chiếm tương ứng 4,5%.

Các ngành chế biến chế tạo tiếp tục là ngành công nghiệp trọng điểm, tạo ra lực đẩy cho nền kinh tế Việt Nam với mức tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự cảm về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành CNHT  trong thời gian tới, ông Lê Thanh Thủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác TCI cho rằng,  năm 2023 thì sẽ có rất nhiều khó khăn. Cụ thể hơn có thể quý I, II năm 2023 sẽ còn khó khăn. Tình hình sẽ có thể tốt hơn và quý II, IV.

"Theo tôi vẫn còn nhiều khó khăn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, cải tiến nhiều hơn nữa để chúng ta có thể tồn tại đặc biệt trong lúc khó khăn như hiện nay. 

Ngoài việc nỗ lực của các doanh nghiệp thì cũng cần có sự hỗ trợ của các hiệp hội, của các cơ quan chức năng Nhà nước để làm sao hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Tôi  muốn nhấn mạnh là khả năng thực thi từ chính sách đến thực tế phải đảm bảo.

Thứ hai là thời gian phải nhanh. Khi chúng ta có cơ hội mà chúng ta phải chớp lấy nhanh mà giả sử như các chính sách hỗ trợ của các cơ quan chức năng lại quá lâu lại quá mất nhiều thời gian thì doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội và doanh nghiệp sẽ không mặn mà với những chính sách đó nữa.  Hy vọng trong thời gian tới sẽ có những điểm sáng và tương lai sẽ tốt hơn đối với doanh nghiệp", ông Thủy chia sẻ. 

Ông Lê Minh Đức, , Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp Sika Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm, Tôi cũng mong,  đứng trước tình trạng kinh tế suy thoái trong cuối năm 2022,. Khi các ngân hàng đang siết chặt với tín dụng, chúng tôi mong chờ các chính sách tốt của nhà nước. 

Nếu để tự bản thân doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính thì các doanh nghiệp cũng chưa đủ khả năng. Cần một nguồn vốn chủ yếu từ các ngân hàng hỗ trợ với một mức lãi suất vừa phải. Thời điểm này, lãi suất vốn trung hạn trên 10% thì thực sự khó khăn cho chúng tôi. Khi đầu tư chắc chắn sẽ rất trăn trở nếu mức lãi suất như hiện nay.

Rất mong chờ trong năm tới chính sách Nhà nước đặc biệt hệ thống Ngân hàng Nhà nước chế độ chính sách sẽ ưu đãi về vốn hơn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Để các doanh nghiệp tự tin trong việc mở rộng sản xuất, tự tin trong lĩnh vực đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ để mình nâng cao năng lực cạnh tranh. 

Doanh nghiệp CNHT của Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Tính đến hết năm 2020, cả nước có khoảng 4.840 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT, cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng trong các ngành ô tô, điện tử, cơ khí, dệt may, da giày.

Được biết, hiện nay Bộ Công thương cũng đang phối hợp với các cơ quan đơn vị triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg, nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nội địa và tăng cường kết nối, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Y Nhụy