Vụ tấn công khủng bố ngày 28/6/2016 nhằm vào sân bay Ataturk của thủ đô Istanbul đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà cả toàn thế giới.

Tổng cộng 45 người đã thiệt mạng và hơn 230 người bị thương khi các phần tử khủng bố mang theo vũ khí tự động và dây nổ quấn quanh người đồng loạt tấn công sảnh quốc tế của Ga số 2.

Không có cá nhân hay tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm.

{keywords}
Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: AP)

Ít ngày sau đó, các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hàng chục đối tượng, trong đó có 3 người nước ngoài.

Báo chí đưa tin, 3 người nước ngoài này xâm nhập vào Thổ Nhĩ Kỳ qua biên giới Syria và hành động nhân danh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

{keywords}
Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: AP)

Phiên xử nhằm vào 46 người bị cáo buộc có liên quan vụ tấn công được tiến hành vào ngày 13/11/2017 ở Silivri.

Vụ tấn công được đánh giá có sự kết hợp của tình báo tiên tiến, nghiên cứu kỹ mục tiêu và thực hiện trơn tru không khác gì thao tác của lưc lượng đặc nhiệm phương Tây. Nó được tiến hành theo 3 giai đoạn.

{keywords}
Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: AP)

Trước hết nhằm vào khu vực giữ xe, liền kề với cửa đến của ga quốc tế, mục đích là thu hút các nhân viên an ninh rời khỏi vị trí, dẫn đến phòng tuyến an ninh đầu tiên bị hổng.

Điều này gây nguy hiểm cho nhiều người ở khu vực chờ lên máy bay. Và đây cũng chính là thời điểm của vụ tấn công thứ hai, gây thương vong lớn. Vụ nổ có sức công phá mạnh, làm vỡ các cửa ra vào và hàng rào an ninh, tạo cơ hội cho kẻ tấn công thứ 3 dễ dàng lọt vào tòa nhà.

Dù đã bị cảnh sát bắn gục tại chỗ nhưng đối tượng này vẫn kịp kích hoạt bom.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ngày 29/6 sau đó là ngày quốc tang.

{keywords}
Hiện trường vụ tấn công. (Ảnh: AP)

Trên mạng xã hội, hashtag #PrayForTurkey (Cầu nguyện cho Thổ Nhĩ Kỳ) đã lan truyền khắp toàn cầu, được sử dụng hơn 300.000 lần trên Twitter bởi những người muốn thể hiện tình đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ cùng các nạn nhân.

Hơn 80 quốc gia, thông qua các tuyên bố hoặc hành động chính thức, đã lên án vụ tấn công và gửi lời chia buồn tới các nạn nhân.

Thanh Hảo

Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga

Ngày này năm xưa: Cuộc nổi dậy đẫm máu trên chiến hạm Nga

Ngày 27/6/1905 ghi dấu cuộc nổi dậy đẫm máu của các thủy thủ trên chiến hạm Potemkin thuộc Hạm đội Hắc hải của Nga.

Ngày này năm xưa: Liên Xô rào kín Berlin

Ngày này năm xưa: Liên Xô rào kín Berlin

Chiến dịch phong tỏa Berlin của Liên Xô cách đây 70 năm là một trong những cuộc khủng hoảng quốc tế lớn đầu tiên của Chiến tranh Lạnh gây tổn thất nặng nề.

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát

Ngày này năm xưa: Chiến tranh Triều Tiên bùng phát

Ngày 25/6/1950 đánh dấu sự bùng phát của cuộc chiến tranh Triều Tiên đẫm máu, kéo dài suốt 3 năm sau đó.

Ngày này năm xưa: Sự thật đĩa bay đâm xuống Mỹ

Ngày này năm xưa: Sự thật đĩa bay đâm xuống Mỹ

Ngày 24/6/1997, giới chức không quân Mỹ công bố bản báo cáo dày 231 trang, về thông tin một phi thuyền của người ngoài hành tinh đâm xuống Roswell, New Mexico.

Ngày này năm xưa: Vụ đánh bom máy bay thảm khốc chưa từng có

Ngày này năm xưa: Vụ đánh bom máy bay thảm khốc chưa từng có

Thảm họa xảy ra với chuyến bay 182 của hãng Air India ngày 23/6/1985 đã cướp sinh mạng của 329 người.