Người Việt phải dần bước qua những nếp sống nể vì e ngại quen thuộc, coi những bản di chúc hợp pháp, những cam kết trách nhiệm rõ ràng, những chia sẻ thẳng thẳn là một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Vụ vợ chồng em giết chết vợ chồng anh, để lại 6 đứa trẻ bơ vơ gây chấn động xã hội những ngày qua.
Vẫn biết, chuyện anh em tranh giành tài sản thừa dẫn đến tuyệt tình, gây oan nghiệt cũng không lạ. Bản chất con người vốn tham sân si. Khi sự tham và ác đẩy lên thì những giá trị mềm như đạo lý, tình nghĩa, sự tử tế... bị vô hiệu hóa. Vì thế cần những giá trị Cứng bất biến như luật pháp, và những cam kết được bảo hộ bằng pháp luật.
Xã hội phương Tây hẳn cũng trải qua những vấn đề này. Họ cũng có vô số scandal, chẳng hạn sau khi ngôi sao Elizabeth Taylor, hay các tỷ phú qua đời là những cuộc tranh giành của cải; nhưng xã hội đó đã đúc kết được bài học thành hành động. Biến chữ tình thành chữ lý. Để rồi chuyện một ai đó thảo sẵn di chúc về tài sản, về trách nhiệm con cái, về quyền lợi... để lại cho người liên quan là đương nhiên; cũng như hợp đồng tiền hôn nhân là bình thường.
Quan hệ tình cảm được bảo hộ bằng pháp lý. Phần Cứng đó làm khung để đảm bảo các giá trị Mềm được bảo toàn. Cha mẹ, anh em hòa thuận, rõ ràng; vợ chồng sau khi chia tay vẫn vui vẻ làm bạn.
Xem thêm bàn tròn "Sống tử tế" trên Tuần Việt Nam: |
Do đặc tính văn hóa và thói quen sống, người Việt bị kẹt giữa sự "nể" "ngại" "sợ mất lòng"... nên khó trao đổi thẳng thắn về quyền lợi, trách nhiệm, đặc biệt trong quan hệ tình cảm. Giống như những đặc tính niềm tin, tín ngưỡng, ví dụ: kiêng lật cá lúc ăn vì sợ (có thể dẫn đến) lật thuyền; kiêng nói chuyện chết chóc rủi ro đề phòng kém may mắn; kiêng mang đồ phòng hộ vì sợ mang đến rủi ro... gây ra hiệu quả ngược là khi sự việc xảy ra không có sự chuẩn bị về cả phương tiện và tâm lý.
Trên thực tế, nhiều câu chuyện đau lòng kiểu con đuổi cha mẹ già ra khỏi nhà, anh em đâm chém nhau vì của cải hoàn toàn có thể có thể phòng ngừa với sự chuẩn bị bằng khung pháp luật. Từ tâm lý ngại nói thẳng, ngại đặt vấn đề quyền lợi trực diện, sợ người khác nghi ngại động cơ, tình cảm; sợ mối quan hệ bị tổn thương dẫn tới những trách móc, bằng mặt không bằng lòng kéo dài, tích tụ thành mâu thuẫn. Và những trường hợp vượt quá kiểm soát trở thành bi kịch.
Hai nạn nhân trong vụ án đau lòng "vợ chồng em giết vợ chồng anh". Chị Triệu Thị Li Na và chồng Danh Thanh Hậu, mất đi để lại 3 đứa con chung với người chồng Danh Thanh Hậu, và 5 con riêng với người chồng trước. 5 đứa trẻ đã được đưa về ở với ông bà ngoại. Vợ chồng hung thủ Danh Hậu Phương và Võ Thị Nga bị bắt giam, để lại ba con nhỏ. Ảnh Tuổi Trẻ |
Tư duy "một trăm cái lý không bằng một tý cái tình" chiếm hữu trong mọi mối quan hệ; là khởi nguồn của nhiều tiêu cực: tham nhũng, cửa quyền, lợi ích nhóm. Ngay trong lĩnh vực tòa án, câu "xử hợp tình hợp lý" rất phổ biến.
Vẫn biết mối quan hệ con người vốn phức tạp, chằng chéo, nhiều tình huống khó định lượng, rành rẽ nhưng chừng nào cái Lý không được đặt cao hơn, bị cái Tình xen vào phân tán hay chi phối, thì những giá trị như công bằng và minh bạch khó thực được thực thi đúng nghĩa.
Điển hình là "giãi bày" của ông Lương Quang - Chánh án TAND TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, thẩm phán phiên tòa 5 công an dùng nhục hình "Đây là vụ án được dư luận quan tâm, chúng tôi phải biết chọn giải pháp nào để giải quyết cho an toàn. Trong cuộc sống có những việc biết lẽ ra như thế này nhưng người ta không làm như thế mà làm khác một chút để bảo đảm mối quan hệ cho tốt."
...
Trở lại câu chuyện hai vợ chồng người em giết chết vợ chồng người anh, từ mâu thuẫn kéo dài quanh tranh chấp 3000m2 đất cha mẹ để lại. Nhiều bậc cha mẹ đã ý thức rõ về nguy cơ này, đã chủ động phân chia tài sản cho các con ngay từ khi họ còn sống, để đảm bảo an toàn quan hệ gia đình.
Trong nhịp sống ngày một ào ạt, dân số ngày một đông, diện tích đất đai để sống và canh tác ngày một thu hẹp với tốc độ đô thị hóa và phát triển, tính đua chen giành giật của con người đồng thời tăng lên, cả nghĩa vật chất và tinh thần thì những khung giá trị Cứng càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Đặc biệt ở những khu vực dễ xảy ra tranh chấp đất đai do giá đất ngày một tăng...
Truyền thống cha mẹ hết lòng vì con cái, tận tụy theo con cả đời, chăm sóc từ con đến cháu; con cái có trách nhiệm phụng dưỡng yêu thương cha mẹ khi về già, là một giá trị tốt đẹp của người Việt nói chung. Nhưng chưa đủ!
Con người - như đã nói - luôn có những vùng tối trong bản chất. Họ có thể thay đổi và phản bội lại những giá trị của chính họ và người thân họ mong đợi. Những ràng buộc bằng giá trị Mềm không đủ để đảm bảo sự vững chắc của mối quan hệ.
Người Việt phải dần bước qua những nếp sống nể vì e ngại quen thuộc, coi những bản di chúc hợp pháp, những cam kết trách nhiệm rõ ràng, những chia sẻ thẳng thẳn là một phần không thể thiếu của cuộc sống.
Tôn trọng và rõ ràng trong mọi mối quan hệ và trách nhiệm; trang bị những kiến thức pháp lý tối thiểu để bảo vệ chính mình, bảo vệ quan hệ tình cảm, và để có những cơ sở tạo lập những giá trị bền vững hơn.
- Hoàng Hường
Tin bài cùng tác giả:
Đại gia thường là 'học sinh cá biệt'? Không phải vô lý khi có người nói: nhiều học sinh "cá biệt" "quậy phá" là những người thành công sau này. Đơn giản vì những người đó rất giỏi kỹ năng sống.
Huyền Chip, trí thức lập ngôn và người hùng @ Gây bão dư luận về một vụ việc gây bão khác, Trần Ngọc Thịnh lặp lại đúng cái sai của ... Huyền Chip. Họ trở nên hung bạo từ khi nào? Nhưng một vấn đề sâu xa hơn, đáng lưu tâm hơn: tại sao đến nỗi và từ bao giờ người dân trở nên hung hãn để liều lĩnh như vậy? Khi người dân không còn khả năng ‘sốc phản vệ’ Có lẽ giờ đây điều người dân cần nhất chính là những liều vacxin chống ‘shock phản vệ’ để họ còn có thể tiếp tục tin tưởng và trông đợi. Đại sứ du lịch và vũ điệu 'hoang mang style' Câu chuyện xoay quanh chức danh Đại sứ du lịch vẫn lại là tiền... tiền... tiền... trong vũ điệu hoang mang giữa thương mại và văn hóa. Thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam? Tại sao Đỗ Nhật Nam không thể trở thành những Ngô Bảo Châu tiếp theo. Hay chúng ta phải cay đắng thừa nhận: thiên tài sẽ không xuất hiện ở Việt Nam. Ai cho họ xuất hiện? Tiết chế lòng tham hay tiết chế giáo điều? Vận động tiết chế lòng tham trong bối cảnh người dân đang bức xúc trước tham nhũng, lạm phát, bão giá... hoặc ông rất lạc quan, hoặc là rất hài hước.
|