Nhật điều tra vụ thực tập sinh Việt bị đánh đập đến gãy tay
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Furukawa Yoshihisa, hôm nay (25/1), yêu cầu cơ quan quản lý nhập cư nước này điều tra vụ ngược đãi lao động nhằm vào một thực tập sinh Việt Nam.
Trang Nikkei Asia đưa tin, Le Thi Thuy Linh, 24 tuổi bị bắt vào tháng 11/2020 khi đang làm "thực tập sinh kỹ thuật" tại tỉnh Kumamoto, miền nam Nhật. Sau khi sinh những bé trai chết yểu, người mẹ trẻ đặt thi thể của chúng vào hộp cáctông, dùng băng keo dán kín và đặt lên kệ trong phòng của mình.
Điểm gây tranh cãi pháp lý là liệu Linh có bỏ các thi thể mà không chôn cất chúng hay không. Dù Linh kiên quyết phủ nhận đã có hành vi sai trái, nhưng cô vẫn bị kết tội trong 2 phiên tòa xét xử ở cấp quận và cấp cao hơn. Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Nhật hôm nay (24/3) xác định Linh vô tội, đảo ngược các phán quyết trước đó.
Phát biểu trực tuyến trước báo giới sau khi được tuyên trắng án, Linh bày tỏ: “Đã 2 năm, 4 tháng kể từ khi tôi bị bắt. Kể từ khi tên tôi xuất hiện như tội phạm trong các bản tin, tôi đã nhận được một số bình luận kinh khủng trên mạng. Đã có rất nhiều lần tôi gần như bỏ cuộc, vì vậy tôi vô cùng hạnh phúc khi cuối cùng được tha bổng”.
Nhóm luật sư biện hộ cho Linh và những người ủng hộ nhấn mạnh, trường hợp của cô phản ánh các vấn đề với Chương trình Đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Nhật. Ra mắt vào năm 1993, chương trình này ban đầu được thiết kế để chuyển giao kỹ năng và công nghệ của các công ty Nhật sang các nước đang phát triển. Vào năm 2021, chương trình này thu hút khoảng 275.000 người từ các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc tham gia. Việt Nam là nguồn cung cấp thực tập sinh lớn nhất cho đất nước mặt trời mọc.
Theo luật sư Hiroki Ishiguro, nhiều thực tập sinh đã phải đối mặt với áp lực và việc bị cô lập, trong bối cảnh chương trình không có cơ chế phát triển mối quan hệ giữa họ với các cộng đồng nông thôn, nơi họ thường sống và làm việc.
Bất chấp sự bảo vệ của pháp luật Nhật, những trường hợp thực tập sinh mang thai đặc biệt gặp bất lợi. Khảo sát của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật hé lộ, từ tháng 11/2017 - 12/2020, có 637 thực tập sinh phải gián đoạn thời gian lưu trú vì mang thai hoặc sinh con. Chỉ 2%, tương đương 11 người, có thể tiếp tục công việc của họ kể từ tháng 8/2021.
Linh kể với luật sư rằng, khi biết mình dính bầu tháng 7/2020, cô đã lo sợ sẽ bị trục xuất nếu bị phát hiện. Cô đã tìm cách che giấu vì người tuyển dụng dọa sẽ có nhiều "khó khăn" nếu sinh con. Cô tự sinh tại nhà nhưng cặp song sinh bị chết yểu. Khi cô tìm kiếm sự giúp đỡ, thì bị trình báo với cảnh sát.
Các luật sư và những người ủng hộ Linh hy vọng, việc cô được tuyên trắng án sẽ là một bước đệm để thay đổi những tồn tại của Chương trình Đào tạo thực tập sinh kỹ thuật của Nhật.
Bộ trưởng Tư pháp Nhật Bản Furukawa Yoshihisa, hôm nay (25/1), yêu cầu cơ quan quản lý nhập cư nước này điều tra vụ ngược đãi lao động nhằm vào một thực tập sinh Việt Nam.
Một người đàn ông Việt Nam làm thực tập sinh kỹ thuật trong công ty xây dựng Nhật Bản nói rằng đã bị các đồng nghiệp ngược đãi trong gần hai năm.
Một người đàn ông Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh nước ngoài đã bị cưỡng ép về nước sau khi xin nghỉ phép để cưới vợ.