- "Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy Richard Feynman, một trong những đỉnh cao của ngành Vật lý hiện đại, trả lời một cách kiên nhẫn từng câu hỏi của những cậu bé mười chín tuổi như tôi".
ĐỌC CHẬM CUỐI TUẦN
Những người khổng lồ "made in Vietnam" (p.1)
"Anh nhầm Dow Jones với Đông Gioăng..."
Cô gái mong manh và người chồng mang khuôn mặt đẹp
"Hai con bú dù" - Quán cà phê "nổi loạn"
Quan niệm của một 9X về sách vở
Scandal của một triết gia
Cảm xúc, trí tuệ... đến từ đâu?
Những tin tức xấu chờ phản ứng của bạn!
…Nếu mỗi người Việt có thể lắng nghe, đủ để từng người, từng người nâng đỡ lẫn nhau "đứng được trên vai những người khổng lồ"... Lúc đó cả dân tộc sẽ cao lớn hơn, mạnh mẽ hơn...
* Những trích dẫn dưới đây nằm trong cuốn sách "48 bài học về giá trị sống". Một cuốn sách dày 400 trang, tập hợp 48 bài phỏng vấn của nhà báo Kim Yến với 48 người tài của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
|
Tác phẩm nghệ thuật có tên "Sự cân bằng" (Balance) |
"Thiếu hiểu biết sẽ sinh ra sợ sệt, đắn đo. Khi có nhiều thông tin hơn thì hoạ sĩ, cộng đồng, người kiểm duyệt sẽ dễ dàng sống với nhau hơn.
Sàn Art làm ra để giúp hoạ sĩ Việt Nam, mỹ thuật Việt Nam phát triển, nhưng nhiều khi cứ bị nghi ngờ, mình rất buồn, luôn luôn phải giải thích. Không ai tin mình làm phi lợi nhuận, luôn đặt câu hỏi liệu tôi có ý đồ gì trong đó! Một xã hội mà lòng tốt bị nghi ngờ như thế rõ ràng là có vấn đề rồi.
Nhưng tôi nghĩ đó cũng là bình thường. Khi xã hội biến đổi quá nhanh, bao giềng mối tan rã, một số người kiếm tiền nhanh quá, thì những giá trị sống sẽ bị thử thách rất nhiều. Cần có thời gian để điều chỉnh lại, tĩnh lại một chút." - Nghệ sĩ Lê Quang Đỉnh.
*
"Tôi hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy Richard Feynman, một trong những đỉnh cao của ngành Vật lý hiện đại, trả lời một cách kiên nhẫn từng câu hỏi của những cậu bé mười chín tuổi như tôi. Ông tranh luận và pha trò với chúng tôi. Ông luôn nhìn thiên nhiên bằng đôi mắt mới lạ, ngây thơ, diễn dịch lại theo cách của riêng ông. Ông không hề đi theo con đường mòn và luôn đặt lại câu hỏi cho những ý tưởng đã được công nhận.
Ðó là chưa kể sự tự do lạ thường mà chúng tôi có được. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy sinh viên đi chân trần, ăn mặc lôi thôi đến dự giờ do một Nobel giảng dạy! Sau chấn động đó, tôi bắt đầu thích môi trường quá phong phú cho sự nảy nở tài năng của mỗi người, bất kể hình thức hay tầng lớp xã hội.
Giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận |
Đặc ân tối cao là chúng tôi có thể gõ bất cứ cửa nào và bất cứ lúc nào, tất cả những đầu óc vĩ đại đó sẽ thong thả trả lời cho chúng tôi từng câu hỏi." - Giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận
*
"Có nhiều người dường như bi quan về giới trẻ hiện nay, và hoài niệm những giá trị của các thế hệ cũ. Nhưng tôi có cảm giác chúng ta hay so sánh mảng tối của thế hệ trẻ hiện nay với mảng sáng của thế hệ cũ. Còn mảng tối của những thế hệ cũ thì sao? Nó có mênh mông và đáng sợ không? Còn mảng sáng của thế hệ trẻ hiện nay thì sao? Nó có mạnh mẽ và đáng tự hào không? Tôi nghĩ yếu tố quyết định là ở chỗ ta đứng nhìn. Tôi tin rằng giới trẻ hôm nay hồn nhiên và mạnh mẽ, đang đưa Việt Nam trở lại một quỹ đạo gần với cái bình thường hơn bao giờ hết.
…Tôi thường chia sẻ niềm tin của tôi với họ về sức mạnh của niềm tin và tình yêu, về tính ưu việt của lý trí và những bài học của lịch sử. Chỉ có như vậy. Nhưng quả là khi quan sát một cách kỹ lưỡng và cố gắng bóc tách những gì quan sát được, chủ yếu qua sinh viên và học viên của tôi, tôi thấy con người ta thực sự có khuynh hướng yêu thích những tri thức mới, có giá trị đích thực với thế giới xung quanh họ. Điều này hẳn là một thứ rất gần với bản chất hướng tới Chân – Thiện – Mỹ của mỗi con người, mà các triết gia hay lãnh tụ tôn giáo thường khẳng định.
TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) |
Đó là chưa kể, việc hành xử một cách “thiện” và “trung thực”, tự nó là một cách giao tiếp tốt, vì người đang giao tiếp với ta thường nhận ra điều này rất nhanh, dù có thừa nhận hay không. Tôi thường nói với các sinh viên trong các bài giảng về kinh tế học, rằng bản thân việc “sống tốt” là một chiến lược giao tiếp hiệu quả nhất, và việc “làm tốt” những gì hiện có đã là một cách đầu tư tốt rồi." - TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR)
*
"Trẻ con không thể chọn cha mẹ, may nhờ rủi chịu, nhưng nhà trường phải là nơi mang đến cơ hội công bằng cho tất cả, để thay đổi số phận. Nếu nhà trường thất bại thì cả xã hội thất bại. Bản chất của sự rối loạn hiện nay là do nhà trường không hoàn thành nhiệm vụ của mình. 50 học sinh là 50 số phận, nhưng nhà trường là số phận chung, nếu nhà trường làm đúng thì sẽ giúp các em vượt qua số phận cá nhân. Học chính là để vượt qua số phận cá nhân.
Nếu một người không tìm được giá trị cho riêng mình thì không thể có tự do. Đọc sách, thưởng thức cuộc sống chính là cách để có tự do. Đánh mất thói quen đọc sách theo tôi là đánh mất tự do, lỗi đó không phải do xã hội, mà do chính mình. Cuộc đời tôi hầu như là tự học " - Dịch giả Phạm Anh Tuấn
*
Luật sư Phan Trung Hoài, hiện ông đang đảm nhiệm vai trò luật sư bào chữa cho nhà báo Hoàng Khương |
"Khách hàng có một niềm
tin rất lớn, trông cậy vào công lý, công bằng của hệ thống tư pháp, mà trọng
tâm là toà án, nhưng thực tế nhiều khi chỉ mang lại sự thất vọng. Vẫn biết
không được mất niềm tin, nhưng nhìn những nỗi oan sai, quyền lợi hợp pháp của
khách hàng không bảo vệ được, đó không chỉ là sự bất lực, mà điều lo lắng hơn
là họ mất niềm tin.
Tôi nhớ một giáo sư ngành luật đã nói, pháp luật đóng vai trò quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội, giống như hai bờ của dòng sông điều tiết dòng chảy. Nhưng tôi có cảm giác nhiều khi chính hai bờ dòng sông, đến lượt mình, trở thành lực cản của dòng chảy, và đến một lúc nào đó, dòng chảy sẽ tự phá vỡ hai bờ để tìm đường đi mới.
Một cách nào đó, tư duy của nhà làm luật nếu không xuất phát từ thực tiễn đời sống, chỉ dựa trên yêu cầu quản lý, dẫn đến khả năng pháp luật lại trở thành rào cản sự vận hành của các chủ thể xã hội, tác động ngược lại với dòng chảy của thực tiễn.". - Luật sư Phan Trung Hoài
*
"Chúng ta sống trong một thế giới thay đổi hàng ngày, bạn buộc phải thay đổi cho phù hợp. Cái đúng của ngày hôm qua chưa hẳn đúng hôm nay. Cái sai cũng vậy. Tôi luôn cố gắng giữ cho đầu óc mình rộng mở đón nhận những điều mới và gạn lọc lại những gì đã biết để tìm ra sự phù hợp. Tôi sống không thành kiến và không đánh giá con người bằng thước đo của người khác.
Chúng ta đang khuyến khích mọi người làm giàu và tạo ra cảm giác làm giàu rất dễ. Điều đó không đúng. Làm giàu rất khó và bất kỳ ai muốn đi vào con đường kinh doanh cần hiểu họ phải đối diện với những chông gai gì, chuẩn bị ra sao và đối diện với thất bại như thế nào. Cũng cần phải giáo dục để mọi doanh nhân hiểu rằng một mình đồng tiền không mang lại cho họ sự giàu sang.
Doanh nhân chân chính không làm điều gây hại cho xã hội và tôi muốn là một doanh nhân chân chính." - Mai Hữu Tín, chủ tịch hội Doanh nhân trẻ Việt Nam
*
"Con người mở mắt ra là bị stress: nào triều cường, mưa lũ, điện giật, kẹt xe… mà để sống còn, con người buộc phải bon chen. Từ chỗ phải leo lên vỉa hè, tranh giành nhau từng tấc cho xe mình, bon chen không chỉ thành nếp trong lưu thông, mà đã ám ảnh toàn xã hội. Bon chen là sự thật đáng ghê tởm nhất, tội nghiệp cho trẻ con biết bao nhiêu khi phải chấp nhận bon chen như một chân lý." - Bác sĩ Trần Thành Trai
*
"Điều tôi lo nhất bây giờ là nghệ thuật dân tộc mình đang bị thả lơi, để người khác nhảy vô cắt đặt một văn hoá dân tộc khác. Nô lệ đâu phải chỉ là khi bị xâm lăng, nô lệ trong cái đầu mới đáng sợ. " - Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết
*
"Trong kinh tế thị trường, ai có thực nghề thì ít nhất cũng có cuộc sống trung bình. Tôi từng có rất nhiều tiền, nhưng nói chung là không có tiền. Tôi không nhận của ai một đồng nào nếu đó không phải là tiền mình làm ra. Là một trí thức, lo lắng, cống hiến cho xã hội mới khó, còn cuộc sống cá nhân thì vui buồn cũng chỉ thoảng qua thôi… " - Hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng
*
"Tuy nhiên, những thảm họa do chính con người gây ra lại có khả năng xẩy ra ngay trước mắt. Hiện tượng khí hậu ấm lên có thể biến trái đất dần dần thành một hành tinh khô cằn, hạn hán và lũ lụt ngày càng trở nên trầm trọng. Nước biển có khả năng dâng lên làm tràn ngập đất đai trên quy mô lớn. Nước ta vừa hẹp vừa có bờ biển dài hàng nghìn km nên có khả năng bị thiệt hại nhiều.
Kịch bản bi quan này có thể xẩy ra, nếu nhân loại cứ tiếp tục sử dụng thoải mái nhiên liệu hóa thạch". - Nhà thiên văn Nguyễn Quang Riệu
*
Một cảnh trong bộ phim tài liệu "Chuyện tử tế" |
"Tôi có ước mơ không tưởng là làm sao để hậu thế không đi vào những vết xe đổ của chúng ta, làm thế nào hoá giải tất cả những lầm lẫn của chúng ta trong quá vãng, có như thế mới hoá giải hết những kết uất, để mọi con dân nước Việt được yêu thương đất nước này một cách ngang bằng." - Đạo diễn, NSND Trần Văn Thuỷ (Đạo diễn phim tư liệu “Chuyện tử tế”).
*
"Môi trường xã hội Việt Nam đang bị “méo mó” trong hầu hết mọi lãnh vực: con người, đạo đức, nhận thức, tôn chỉ giáo dục... tất cả đều méo mó quá độ. Dân chủ, giáo dục, khoa học và công nghệ là những cột trụ của xã hội phương Tây, để làm cho họ mạnh. Những thứ đó đang bị xuống cấp và biến dạng ở nước ta.
Giáo sư Phạm Xuân Yêm (phải) - cùng giáo sư Trịnh Xuân Thuận (trái) và giáo sư Đàm Thanh Sơn (giữa). |
Việc quan trọng nhất là phải “kéo thẳng” những thứ đó lại, phải “ngay thẳng” lại, phải chăm sóc cho những thứ đó phát triển đúng cách. Mỗi quốc gia muốn canh tân, đều phải đi đúng quy luật. Nhật Bản và tất cả các quốc gia khác đều làm như thế.
Mỗi chúng ta trong khả năng của mình hãy nỗ lực sạch và lành đã. Xã hội dựa trên hai trụ cột: tri thức và lòng trắc ẩn. Lòng trắc ẩn mà không có tri thức thì vô dụng, còn tri thức mà không có lòng trắc ẩn sẽ là vô nhân đạo và độc ác." - Giáo sư Phạm Xuân Yêm
· Vân Sam