- Nội dung chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới sẽ tinh giản nhiều so với chương trình hiện hành, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế.
Theo Ban Phát triển các chương trình môn học (Bộ GD-ĐT), ở chương trình phổ thông mới, môn Toán là môn học bắt buộc và được phân chia theo hai giai đoạn.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Giai đoạn giáo dục cơ bản: giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lý, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập ở các trình độ học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về Toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về Toán học, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Nội dung tinh giản, chú trọng tính ứng dụng
Chương trình môn Toán được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm nội dung phải tinh giản, chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế hay các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM, gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).
Bảo đảm tính chỉnh thể, thống nhất và phát triển liên tục từ lớp 1 đến lớp 12. Có thể hình dung chương trình được thiết kế theo mô hình gồm hai nhánh song song liên kết chặt chẽ với nhau, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi và một nhánh mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của học sinh.
Chương trình môn Toán sẽ được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
Trong chương trình môn Toán có chứa đựng các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ,... Điều này mang lại hiệu quả với các bộ môn, vừa góp phần củng cố kiến thức môn Toán, góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.
Hoạt động trải nghiệm trong môn toán cũng sẽ tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng một cách tổng hợp kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.
Chương trình môn Toán bảo đảm yêu cầu phân hoá. Cụ thể, đối với tất cả các cấp học: Tăng cường dạy học theo hướng cá thể hoá người học, đáp ứng yêu cầu cần đạt chung của chương trình, đồng thời chú ý tới các đối tượng có nhu cầu đặc biệt (năng khiếu, khuyết tật,...);
Đối với cấp trung học phổ thông: Thiết kế hệ thống chuyên đề học tập chuyên sâu và các nội dung giúp học sinh tăng cường kiến thức, kỹ năng thực hành, vận dụng giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn của địa phương.
Chương trình cũng bảo đảm tính mềm dẻo, linh hoạt; tính thống nhất về những nội dung giáo dục toán học cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh cả nước. Đồng thời dành quyền chủ động cho địa phương và nhà trường lựa chọn một số nội dung và triển khai kế hoạch giáo dục môn Toán phù hợp với điều kiện của từng vùng miền và cơ sở giáo dục; dành không gian sáng tạo cho tác giả SGK và giáo viên.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Chương trình giúp học sinh đạt mục tiêu:
Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi và năng lực toán học (tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; giải quyết vấn đề toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học Toán).
Có những kiến thức, kỹ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Tin học, Công nghệ,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế.
Hình thành và phát triển những phẩm chất chung (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Toán).
Có cái nhìn tương đối tổng quát về những ngành nghề liên quan đến toán học làm cơ sở định hướng nghề nghiệp sau này, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự mình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.
Tích hợp xoay quanh 3 mạch kiến thức
Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và có cấu trúc dựa trên sự phối hợp cả cấu trúc tuyến tính với cấu trúc “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần).
Số và Đại số là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu hơn về Toán học, nhằm mục đích hình thành những công cụ toán học để giải quyết các vấn đề của Toán học, của các lĩnh vực khoa học khác có liên quan cũng như đạt được các kỹ năng thực hành cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Hàm số cũng là công cụ quan trọng cho việc xây dựng các mô hình toán học của các quá trình và hiện tượng trong thế giới thực. Một mục tiêu quan trọng của việc học Số và Đại số là tạo ra cho học sinh khả năng suy luận suy diễn, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và việc hình thành khả năng sử dụng các thuật toán.
Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan trọng nhất của giáo dục toán học, rất cần thiết cho việc tiếp thu các kiến thức cụ thể về không gian và các kỹ năng thực tế thiết yếu. Hình học hình thành những công cụ nhằm mô tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh. Một mục tiêu quan trọng của việc học Hình học là tạo ra cho học sinh khả năng suy luận, kỹ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian và tính trực giác. Ngoài ra, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm mỹ và nâng cao văn hoá toán học cho học sinh. Việc gắn kết Đo lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc dạy học bộ môn Toán.
Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học. Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho học sinh.
Ản minh họa: Thanh Hùng. |
Ngoài ra, chương trình ở từng cấp cũng dành thời gian để tiến hành các Hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh như: Tiến hành các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng Toán học trong thực tiễn; Tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán; Ra báo tường (hoặc nội san) về Toán; Tham quan các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Toán học, giao lưu với học sinh có năng khiếu toán và các nhà Toán học,... Những hoạt động đó sẽ giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được tích luỹ; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân nhằm định hướng và lựa chọn nghề nghiệp; tạo dựng một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Về phương pháp giáo dục, giáo viên cần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, chú ý nhu cầu, năng lực nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân học sinh. Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trong đó học sinh được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề. Cần hướng dẫn học sinh đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó. Không chỉ coi trọng tính logic của khoa học Toán học như một khoa học suy diễn, mà cần chú ý cách tiếp cận dựa trên vốn kinh nghiệm và sự trải nghiệm của học sinh.
Giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp, tránh rập khuôn, máy móc. Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.
Cần vận dụng kết hợp một cách đa dạng nhiều hình thức (đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết), nhiều phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách quan, tự luận, thực hành, các dự án/sản phẩm học tập, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn, tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng,...) và vào những thời điểm thích hợp.
Việc đánh giá năng lực người học thông qua các bằng chứng biểu hiện kết quả đạt được trong quá trình thực hiện các hành động của người học. Điều quan trọng là giáo viên cần thiết kế, tổ chức các tình huống có vấn đề, để thông qua việc xử lý, giải quyết các tình huống có vấn đề đó mà người học bộc lộ, thể hiện năng lực của mình. Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn các phương pháp, công cụ đánh giá phù hợp.
Ví dụ, để đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học: Có thể sử dụng một số phương pháp, công cụ đánh giá như các câu hỏi (nói, viết), bài tập,... mà đòi hỏi người học phải trình bày, so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức; phải vận dụng kiến thức toán học để giải thích, lập luận.
Khi giáo viên lên kế hoạch bài học cần thiết lập các tiêu chí đánh giá để đảm bảo ở cuối mỗi bài học, học sinh đã đạt được các yêu cầu cơ bản dựa trên các tiêu chí đã nêu, trước khi thực hiện các hoạt động học tập tiếp theo.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Toán. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Thanh Hùng
Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
VietNamNet giới thiệu những nội dung cơ bản của dự thảo chương trình các môn học phổ thông mới đang được Ban Phát triển chương trình (Bộ GD-ĐT) gấp rút hoàn thiện.
Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
Môn Tự nhiên và Xã hội sẽ tinh giản một số nội dung khó
Môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ tinh giản một số nội dung khó. Học sinh chỉ học 6 chủ đề.
Môn Đạo đức: Bắt buộc ở tiểu học và THCS, tự chọn ở THPT
Giáo viên dạy môn đạo đức trong chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ cần nghiên cứu kỹ chương trình và tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng.
50% chương trình môn Địa lý là thực hành
Chương trình môn địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thiết kế liền mạch các nội dung từ lớp 10 tới lớp 12. 50% chương trình là nội dung thực hành.
Những thay đổi của môn Hóa học ở chương trình phổ thông mới
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Chương trình các môn học ở phổ thông đổi mới thế nào?
Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.
Những thay đổi ở chương trình Sinh học phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Những thay đổi của môn văn ở chương trình phổ thông mới
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở, không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp.
Những thay đổi của môn Hóa học ở chương trình phổ thông mới
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Hóa học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
Những thay đổi ở chương trình Sinh học phổ thông
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở cấp THPT, Sinh học là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh.
"Cơ hội cuối cùng để đổi mới giáo dục Lịch sử"
Theo GS Phạm Hồng Tung, những người làm chương trình giáo dục ý thức rằng đây gần như là cơ hội cuối cùng để đổi mới giáo dục Lịch sử trong nhà trường.
Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
VietNamNet giới thiệu những nội dung cơ bản của dự thảo chương trình các môn học phổ thông mới đang được Ban Phát triển chương trình (Bộ GD-ĐT) gấp rút hoàn thiện.
Chương trình các môn học ở phổ thông đổi mới thế nào?
Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành.