Rất nhiều công ty làm gia công may mặc cho các hãng lớn toàn cầu như Nike, Adidas, Uniqlo, H&M,... đang nằm tại Việt Nam, nơi có thể xem là cứ điểm sản xuất lớn nhất của họ. Tuy nhiên, do áp thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tăng, các hãng công nghệ Apple, Microsoft, Dell, Google, Amazon,... bắt đầu yêu cầu đơn vị cung ứng chuyển ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Và Việt Nam đang nóng lên vì trở thành "miền đất hứa" của họ, khiến cạnh tranh về nhân lực được dự đoán sẽ tăng.
Ngành may mặc tỏ ra lo ngại khi các hãng công nghệ đổ về Việt Nam vì áp lực thương chiến
Makalot Industrial, một nhà sản xuất quần áo hàng đầu cho các hãng GAP, Walmart, Zara, H&M nói rằng họ đang giảm đà mở rộng sản xuất lại. Frank Chou, CEO kiêm Chủ tịch công ty nói với Nikkei: "Ngày càng nhiều công ty đổ về đây, một tương lai không khó để đoán trước. Chúng tôi cho rằng sẽ sớm rơi vào tình trạng thiếu lao động, thậm chí có thể gây ra cạnh tranh ác liệt để giành giật nguồn nhân lực". Ông nhấn mạnh rằng công ty sẽ phải điều chỉnh lại để phù hợp với một môi trường khắc nghiệt hơn. Bởi, thời điểm vàng để đầu tư vào Việt Nam có lẽ đã qua, đặc biệt đối với ngành may mặc.
Việt Nam là cứ điểm sản xuất lớn nhất của Makalot, chiếm tỉ lệ 37%. Nhưng Chou nói công ty sẽ tập trung mở rộng tích cực hơn ở Indonesia và kỳ vọng biến nơi đây thành một điểm sản xuất có đóng góp lớn, trong ba đến năm năm nữa. Eclat Textile là nhà cung cấp đồ thể thao lớn nhất của Đài Loan, phục vụ cho Nike, Under Armour và Lululemon, cũng cho biết sẽ dừng mở rộng ở Việt Nam. Phó chủ tịch President Roger Lo nói với tờ Nikkei rằng họ sẽ tìm kiếm sự mở rộng ở một nơi khác, dù không đề cập cụ thể quốc gia nào. "Từ năm nay, chúng tôi sẽ dừng tăng công suất tại Việt Nam, và tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một quốc gia khác". Hiện tại, hầu hết việc sản xuất của họ đều diễn ra ở Việt Nam và quê nhà Đài Loan.
Thời điểm vàng để ngành may mặc đầu tư vào Việt Nam có lẽ đã qua
Lợi thế của Việt Nam là dân số 95 triệu người, vị trí địa lý nằm gần Trung Quốc, từ đó thu hút các công ty làm trong ngành may mắc muốn tìm nguồn lao động trẻ giá rẻ. Cả Makalot và Eclat Textile đều còn rất ít hoặc đã từ bỏ thị trường Trung Quốc. Pou Chen, hãng sản xuất giày dép theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cũng đã thu hẹp quy mô tại Trung Quốc. Bắt đầu từ 2014 với 29% xuống còn 13% trong quý đầu tiên của năm 2019, xét theo tổng lượng giao hàng. Việt Nam từng là điểm đến hứa hẹn cho các hãng như vậy.
Tuy nhiên, mức lương tối thiểu đã tăng lên 4,18 triệu đồng mỗi tháng trong năm 2019, theo Hội đồng tiền lương Quốc gia. Mặc dù vậy vẫn thấp hơn Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu tất cả các nhà sản xuất phải tăng lương cứ mỗi năm hơn 10%. Hầu hết các công ty nước ngoài đều sẵn sàng trả nhiều hơn mức cơ bản theo quy định. Và cho dù tăng lương, Việt Nam vẫn đang hưởng lợi lớn từ thương chiến. Xuất khẩu vào Mỹ của nước ta đã tăng 38% trong bốn tháng đầu năm. Trong khi nhiều công ty dịch chuyển dây chuyền tới Việt Nam để tránh bị áp thuế.
Chí phí nhân công tăng, giá đất tăng, trong khi cạnh tranh nguồn lao động trở nên khắc nghiệt hơn
Tuy vậy, điều này cũng dẫn đến rủi ro Mỹ có thể áp thuế tiếp lên Việt Nam. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng có lời cảnh báo như vậy trong bài phỏng vấn với Fox Business. Chuyên gia Ethan Harris làm việc tại Bank of America Merrill Lynch cũng cảnh báo tương tự. "Tôi cho rằng mục tiêu số một sẽ là Việt Nam".
Quay trở lại với ngành may mặc, Pouchen, đế chế đồ thể thao đứng sau các thương hiệu Nike, Adidas, nói với Nikkei rằng mọi việc khó có thể trở lại như xưa. Giá đất ở Việt Nam cứ tăng dần qua từng năm và không có dấu hiệu dừng lại. Họ cho rằng không còn nhiều khoảng trống để phát triển trong tương lai ở đây nữa. Cả năm 2018, công ty đã sản xuất 46% trong tổng số 326 triệu đôi giày ở Việt Nam. Trong quý đầu năm nay, con số này rơi xuống còn 43% trong khi ở Indonesia, lại tăng từ 37% lên 41% trong cùng kỳ.
Ngành may mặc Việt Nam có nhiều mối lo, khiến họ e ngại mở rộng sản xuất
Việc này không đồng nghĩa họ phải chuyển đi vì nó rất phi thực tế. Theo người phát ngôn công ty, thay vì làm chuyện tốn công sức đó thì họ sẽ cần chuyển mình sang hướng tự động hóa nhiều hơn. Giảm chi phí nhân công sẽ giúp đảm bảo cạnh tranh, đơn giản là điều chỉnh lại mức năng suất một cách linh hoạt. Điều này có vẻ không hay lắm với những người lao động Việt Nam. Nhưng một hãng giày Đài Loan khác cũng có suy nghĩ tương tự. "Chúng tôi có chút lo lắng rằng việc các hãng công nghệ kéo nhau về đây, chỉ càng khiến chi phí tuyển người tăng và khả năng tuyển dụng trở nên khó khăn hơn".
Giám đốc đó nói rằng họ ý thức được nhiều công ty ở các ngành nghề truyền thống đang tìm đến Cam-pu-chia, Indonesia và những nước bên ngoài Việt Nam khác, có mức lương thấp hơn. Tuy nhiên, xét tổng thê về chất lượng nguồn lao động, hiệu suất, cơ sở hạ tầng, Việt Nam vẫn tỏ ra khá cạnh tranh đối với ngành công nghiệp giày dép, bất chấp chi phí lao động tăng 10% hàng năm. "Chi phí đang tăng thực sự. Nhưng chúng tôi sẽ hướng đầu tư vào tự động hóa, quản lý hiệu quả hơn từ đó cải thiện năng suất. Thật chẳng dễ dàng để tìm được nơi nào có hiệu quả lao động như này nữa".
Các công ty giày dép rơi vào một tình huống khó xử: Đi đâu nếu phải rời khỏi Việt Nam?
Simon Shen, chủ tịch New Kinpo Group, nhà cung cấp của Dyson, Casio, HP nói với Nikkei rằng về cơ bản thì với dân số hiện nay, Việt Nam không thể cáng đáng nổi một sự chuyển dịch lớn từ Trung Quốc. Ông ám chỉ tổng thống Trump đang để mắt đến nước ta và có thể áp thêm thuế. Các tập đoàn lớn cần phải lưu ý nếu muốn chuyển tới đây. Họ đang có cơ sở sản xuất tại Philippines, Thái Lan, Brazil và Trung Quốc.
Hầu hết các công ty trong ngành may mặc rơi vào một tình trạng khó xử: Đi đâu nếu phải rời khỏi Việt Nam? Hiện tại, họ có rất ít lựa chọn khả quan, khi mà Lào và Indonesia chưa đạt đến trình độ tương đương với Việt Nam, về cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn lao động.
Ambitious Man