Doanh nghiệp của bà Nguyễn Thị Như Loan chìm sâu xuống dưới đáy 1 năm sau khi ông Tất Thành Cang rơi vào vòng xoáy, sắp bị kỷ luật và con trai bà chủ tịch - ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) rút khỏi tất cả các vị trí lãnh đạo tại công ty này.

Thâu tóm Vinaconex: Thương vụ ngàn tỷ, toan tính của đại gia bí ẩn

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, vấn đề của ông Tất Thành Cang (phó bí thư Thường trực thành ủy TP.HCM) sẽ được Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Bộ Chính trị. Sau đó, Bộ Chính trị có mức kỷ luật chính thức đối với ông Cang trong tháng 12.

Trước đó, hồi giữa tháng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận sai phạm của ông Tất Thành Cang trong nguyên tắc tập trung dân chủ và quy định về chuyển nhượng dự án. Theo đó, ông Cang đã đồng ý chủ trương cho Công ty Tân Thuận (100% vốn của Văn phòng Thành uỷ) chuyển nhượng hơn 320.000 m2 đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển cho CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG).

Khu đất rộng lớn và ở một vị trí đẹp, ngay cạnh sông Sài Gòn. Tuy nhiên, mảnh đất được bán cho Quốc Cường Gia Lai của nhà ông Nguyễn Quốc Cường với giá 1,29 triệu đồng/m2. QCG sau đó đã trả lại mảnh đất này.

Trong 10 phiên giao dịch gần đây, QCG giảm tới 8 phiên, trong đó có 3 phiên giảm sàn 7%.

Trong phiên 27/11, cổ phiếu QCG của nhà Cường đô la giảm 7% xuống còn 5.210 đồng/cp. Đây là mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua. So với đỉnh cao hồi tháng 7/2017, cổ phiếu này đã giảm khoảng 5 lần. Vốn hóa bốc hơi khoảng 5.500 tỷ đồng.

Ngay sau khi ông Tất Thành Cang bị kết luận sai phạm, trong tuần vừa qua, ông Nguyễn Quốc Cường đã từ bỏ tất cả các chức vụ quan trọng tại doanh nghiệp ngàn tỷ. Theo báo cáo gần nhất, ông Cường chỉ còn nắm số lượng cổ phiếu trị giá vỏn vẹn vài tỷ đồng.

Cụ thể, hôm 16/11, tức chỉ 1 ngày sau khi ông Tất Thành Cang bị kết luận sai phạm, Quốc Cường Gia Lai miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc công ty và thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Quốc Cường, dựa trên đơn từ nhiệm của chính ông Cường.

Với 2 quyết định liên tiếp, ông Nguyễn Quốc Cường mất hết các vị trí quan trọng tại doanh nghiệp bất động sản khá nổi tiếng nhưng cũng nhiều tiếng tăm tại TP.HCM. Theo báo cáo gần nhất, ông Cường là cổ đông QCG nhưng vẫn với tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2%, trị giá khoảng 3,7 tỷ đồng. 

{keywords}
Cường đô la khi còn gắn bó với người đẹp Hạ Vi.

Hiện tại ở QCG, mẹ và em gái của ông Nguyễn Quốc Cường, bà Nguyễn Thị Như Loan và bà Nguyễn Ngọc Huyền My vẫn là những cổ đông chủ chốt của QCGL với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 37% và 14,25%.

Trước đó, Quốc Cường Gia Lai của nhà Cường đô la chìm trong một dự án treo cũng tên Phước Kiển trong 10 năm và vừa bị u hồi cho tới vụ bị Đà Năng dừng cấp phép xây dựng và chuyển nhượng bất động sản tại Tổ hợp Khu dân cư Thương mại - Dịch vụ đường 2/9,...

Doanh nghiệp này vướng mắc rất nhiều tai tiếng liên quan tới nhiều dự án bất động sản cũng như hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. QCG liên tục báo sai lệch thông tin khiến các nhà đầu tư bất bình.

QCG cũng vừa công bố báo cáo kinh doanh quý 3/2018 với kết quả khá thảm hại: lợi nhuận chưa bằng 1% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu giảm 30%. Sau 9 tháng, doanh nghiệp của bà Nguyễn Thị Như Loan mới hoàn thành chưa tới 20% kế hoạch lợi nhuận năm. Những con số trên quá nhỏ bé so với quy mô của một doanh nghiệp có vốn điều lệ 2.750 tỷ đồng, tài sản gần 12,4 ngàn tỷ đồng và tổng nợ phải trả lên tới 8,4 ngàn tỷ đồng.

Trong khi Quốc Cường Gia Lai chìm trong khó khăn tai tiếng, ông Nguyễn Quốc Cường vẫn nổi đình đám vào hotgirl và siêu xe. Sau Hà Hồ, Hạ Vi, Cường đô la gần đây nổi đình đám cùng chân dài Đàm Thu Trang.

Ông Cường sinh năm 1982, là cử nhân quản trị kinh doanh. Ông Cường tham gia QCG vào năm 2006 với vị trí Phó Tổng Giám đốc đến năm 2010. Hiện ông Cường vẫn là Phó Tổng giám đốc của công ty.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực giảm vẫn còn lớn. Tuy nhiên, VN-Index tăng điểm nhẹ nhờ một số cổ phiếu blue-chips tăng giá. Thanh khoản đứng ở mức rất thấp. Dòng tiền có xu hướng thận trọng.

Nhóm cổ phiếu giúp thị trường không tiếp tục đi xuống bao gồm: Vinamilk của bà Mai Kiều Liên, Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang, Thế Giới đi dộng của ông Nguyễn Đức Tài, HPG của ông Trần Đình Long…

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, sự giằng co của thị trường và sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng. Dự đoán diễn biến này sẽ tiếp tục trong những phiên sắp tới.

Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) cho rằng, sự điều chỉnh vẫn chiếm ưu thế nên ở giai đoạn hiện tại nhà đầu tư cần thận trọng và tập trung vào việc quản trị rủi ro.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 27/11, VN-Index tăng 2,09 điểm lên 923,12 điểm; HNX-Index giảm 0,79 điểm xuống 103,19 điểm. Upcom-Index tăng 0,03 điểm lên 52,14 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 190 triệu đơn vị, trị giá 4,4 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Lập cứ điểm ở Mỹ, đại gia miền Tây đối diện thách thức

Lập cứ điểm ở Mỹ, đại gia miền Tây đối diện thách thức

Hàng loạt tin vui dồn dập đến với nhà bà Chu Thị Bình - Lê Văn Quang. Đại gia thủy sản miền Tây đẩy mạnh kế hoạch cho giấc mơ tỷ đô dang dở. Nhưng rủi ro đang rình rập và hiện lớn hơn bao giờ hết.