Kể từ đó, rất nhiều lời tuyên bố về ‘chiến thắng’ đã được đưa ra. Tuy nhiên, nước Mỹ sẽ chỉ đồng ý với thỏa thuận thương mại khi “có những điều khoản đúng đắn”. CNBC cho rằng, những lời tuyên bố trên đã làm mờ đi tính thực tế của những điều khoản trong thỏa thuận. Cách duy nhất để loại bỏ tất cả những lời hứa và bình luận trái chiều là cần phân tích dòng chảy của lĩnh vực thương mại hàng hải.

Vì có tới 90% đồ gia dụng được vận chuyển bằng đường biển, bởi vậy đây chính là hình thái nguyên thủy nhất của vấn đề cung và cầu. Dòng chảy thương mại là bất định, bởi nó vẫn sẽ di chuyển, bất kể ‘kẻ thắng, người thua’ có là quốc gia nào đi chăng nữa.

{keywords}
Một góc cảng Los Angeles, hải cảng lớn nhất nước Mỹ. Ảnh: Reuters

Do vậy tác động từ thương chiến, cũng như nhưng cơ hội bị bỏ lỡ bởi các doanh nghiệp lớn và nhỏ của Mỹ không thể tính toán bằng các bản báo cáo được công bố, mà cần phải tính toán thông qua lượng hàng hóa xuất khẩu của Washington.

Và cho dù bản thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung có đạt được sự nhất trí như thế nào, thì cũng không thể bù đắp cho những mất mát do thương chiến gây ra. CNBC đưa ra nhận định này dựa trên những số liệu tính toán về việc số lượng công-ten-nơ và các tàu chở hàng đi vào nhiều cảng tại Mỹ đã giảm.

Để tìm ra luận điểm về những tổn thất, không đâu khác ngoài cảng Los Angeles, hải cảng lớn nhất nước Mỹ. Lượng hàng hóa Mỹ xuất đi Trung Quốc tại cảng này đã giảm mạnh trong suốt 1 năm qua. Cụ thể, khối lượng hàng xuất khẩu đã giảm 19,1% trong tháng 10/2019 so với cùng kỳ 2018. Đồng thời, các mức thuế trả đũa của Trung Quốc nhằm vào 96,6% lượng hàng Mỹ xuất đi từ cảng Los Angeles đã khiến chi phí tăng thêm khoảng 19,9 tỷ USD.

Ngoài ra, các mức thuế trả đũa từ nhiều nước có tranh chấp thương mại với Mỹ được thêm vào sẽ đưa tổng số tiền tác động vào ngành xuất khẩu hàng hóa lên tới khoảng 20,2 tỷ USD, tương đương 28,8% tổng trị giá tất cả hàng hóa đi qua hệ thống cảng Los Angeles.

Có khoảng 95% người tiêu dùng của thế giới nằm bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ, vậy nên những mức thuế đánh vào hàng hóa Mỹ sẽ khiến giá những mặt hàng này tăng tới mức không ai muốn mua chúng, dẫn đến hậu quả những hàng hóa trên sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường toàn cầu.

{keywords}
Thuế đánh vào hàng nhập khẩu dẫn tới giá những mặt hàng tăng cao

CNBC nhận định, những lời hứa của ông Trump về việc Trung Quốc sẽ mua từ khoảng 40-50 tỷ USD hàng nông sản Mỹ trên thực tế lại chỉ là sự ‘phô trương’. Bởi xét trên những con số, thì trong 2 năm trước khi thương chiến nổ ra, ngành nông nghiệp Mỹ kiếm được 49,807 tỷ USD. Vậy thì Trung Quốc phải mua lượng nông sản trị giá 50 tỷ USD trong vòng 2 năm thì Mỹ mới được coi là ‘thắng’ trong nông nghiệp.

Ngoài nông nghiệp, lĩnh vực khí hóa lỏng (LNG) cũng chịu ảnh hưởng. Trước thương chiến, lượng LNG Trung Quốc nhập từ Mỹ chiếm 4,3% lượng LNG ‘quốc gia tỷ dân’ nhập khẩu. Tuy nhiên tới tháng 8/2019, lượng LNG Bắc Kinh nhập từ Mỹ chỉ ở mức 1%. Dầu thô cũng chịu số phận tương tự, khi Trung Quốc chiếm 20% lượng dầu thô Mỹ xuất khẩu hồi tháng 1/2018 đã giảm xuống chỉ còn 1,2% trong tháng 8/2019.

Lĩnh vực bán lẻ và công nghệ cũng mất đi hàng tỷ USD. Số liệu từ Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Mỹ cho biết, người tiêu dùng và các doanh nghiệp Mỹ đã phải trả thêm 38 tỷ USD kể từ khi thương chiến nổ ra tính tới tháng 9/2019. Hiệp hội người tiêu dùng công nghệ Mỹ cho biết, những mức áp thuế có hiệu lực hồi tháng 9 đã khiến chi phí tăng thêm 15,5 tỷ USD.

CNBC trích kết luận của chuyên gia Lori Ann LaRocco cho rằng, khác với những lời phô trương và hứa hẹn về chiến thắng, thực tế của dòng chảy thương mại Mỹ đã tái hiện một bức tranh hoàn toàn khác.

Tuấn Trần