Bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của Matthew Gault đến từ trang Motherboard
Như đã biết, ngày 06/08 vừa rồi, 5 con BOT OpenAI đã đánh bại các game thủ "pro" của tựa game Dota 2 (đại diện cho 99,95% người chơi) và khiến cả thế giới phải trầm trồ. Bởi Dota 2 thực chất là một game MOBA vô cùng phức tạp từ những khía cạnh nhỏ bé nhấtmà ngay cả những bộ não AI tiên tiến cũng khó có thể suy nghĩ được giống như con người.
Austin "Capitalist" Walsh, một trong những game thủ, caster Dota 2 chuyên nghiệp đã đối đầu với AI chia sẻ: "Nó chơi theo cái cánh mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây. Những gì chúng làm là hoàn toàn khác biệt, dường như không thể giải thích khi tiếp cận được".
Sau đó, Capitalist cũng đã chỉ ra chiến thuật dị hợm của các con BOT, ví dụ như khi chúng hi sinh hẳn 1 lane (có tất cả 3 lane) để tập hơn 4 hero (tướng) ở một lane khác.
Khi giới truyền thông bắt đầu đổ xô đi phân tích về các trận đấu giữa người và máy, hầu hết đều chỉ tập trung vào chiến thắng vượt bậc của AI. Nhưng liệu đây có thực sự là lúc trí tuệ nhân tạo đã thông minh hơn con người trong một tựa game e-sportchuyên nghiệp hay chưa? Câu trả lời là có lẽ là chưa!
Lý do? Dota 2 là một game siêu phức tạp với hơn 100 vị tướng, một số trong số 100 vị tướng đó còn có những chiêu thức khác thường và lối chơi độc đáo. Tuy nhiên OpenAI hiện mới chỉ chơi được 18 vị tướng mà thôi, nếu thi đấu với con người thì đây thựcsự là một điểm gây bất lợi vô cùng lớn cho chúng ta. Giảm số tướng từ 100 xuống chỉ còn 18 khiến cho mọi thứ trở nên vô cùng dễ dàng cho AI.
Hơn nữa, OpenAI Five cũng chơi Dota 2 bằng cách đọc các thông tin game trực tiếp từ giao diện lập trình ứng dụng (Application Programming Interface - API), cho phép các chương trình khác dễ dàng giao tiếp với Dota 2.
Điều này mang lại cho AI nhữngthông tin về trận đấu ngay-lập-tức, trong khi người chơi thực chất phải nhìn qua một cái màn hình máy tính, thông tin sau đó đó được đi qua mắt và về não bộ. Như vậy, nếu thi đấu công bằng, có thể nói OpenAI Five đã gian lận.
Có thể nhiều người sẽ hoài nghi về luận điểm trên, tuy nhiên hãy nhìn lại một sự kiện vào tháng 6 vừa qua. Ở vòng sơ loại The International 8 khu vực Nam Mỹ, một game thủ (là con người) đã khiến cả đội của mình bị loại ngay lập tức vì gian lận tronggame, khi anh sử dụng Macro trên chuột, cho phép anh đặt lệnh và điều khiển tướng ở độ trễ bằng 0.
Trong một buổi nói chuyện với MotherBoard, giáo sư AI tại trường Đại học Công nghệ Georgia, Mark Riedl đã chia sẻ:
"API được thiết kế để không cung cấp cho AI nhiều thông tin hơn con người. Nhưng với những gì chúng biết, chúng có thể hiểu rõ một cách hoàn hảo và ngay lập tức. Thực chất, chúng cần phải chuyển sang một hệ thống đầu vào dựa trên tầm nhìn, giống khi con người chúng ta sử dụng đôi mắt vậy".
Vị Giáo sư cũng cho biết thêm, con BOT chơi với một sự tự tin nhất định vì nó có thông tin chính xác về vị trí của tất cả người chơi, bao nhiêu sức tấn công nó có và lượng sát thương mà nó có thể gây ra giữa 3 hoặc 4 hero.
Tuy nhiên, ngay cả với 2 lợi thế trên, team con người vẫn chiến thắng được một game thứ 3, nhờ sự giúp đỡ của khán giả khi họ chọn hộ 5 con tướng cho 5 con BOT OpenAI.
Từ điểm này, ông Riedl cũng chia sẻ, một khi tìm được cách đánh bại con BOT, nó sẽ không thể tự sửa sai nữa, và đây cũng là lợi thế của con người. Một khi bạn tìm ra điểm yếu của AI, bạn có thể tận dụng vào điểm yếu đó ngay!
Tuy nhiên, vị Giáo sư cũng nhấn mạnh, game không phải đời thực. Game có những rào cản và biến số rõ ràng, và tất nhiên AI cũng sẽ chỉ có thể hoạt động bên trong những rào cản đó.
Nói một cách khác, thật ấn tượng khi ở kỷ nguyên này, chúng ta đã có thể chứng kiến được cảnh tượng AI đánh bại con người ở một tựa game như Dota 2 hay cờ vây, tuy nhiên cuối cùng thì chúng vẫn chỉ là những cỗ máy chạy trên những dòng code mà thôi!
Theo GenK