cau-crwm-1.jpg
Cầu Crưm. Ảnh: RT

Các quan chức cấp cao ở Kiev đã từng tuyên bố, phá hủy cầu Crưm, còn gọi là cầu Kerch, là ưu tiên hàng đầu của nước này trong suốt cuộc xung đột với Moscow. Ukraine cho rằng đây là mục tiêu quân sự hợp pháp.

Theo Azerbaycan và RT, trong bản tin đăng trên mạng xã hội X ngày 1/5, ông Kislitsa đã chia sẻ hình ảnh về "danh sách 6 loại cầu chính của năm 2024", song phần có chú thích là "Kerch" chỉ hiển thị một khoảng trống. 

Moscow đã hoàn thành công trình bắc qua eo biển Kerch vào năm 2020, nối Bán đảo Crưm với Vùng Krasnodar ở miền nam nước Nga. Crưm đã bỏ phiếu tách khỏi Ukraine và gia nhập Nga vào năm 2014. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, lực lượng đặc nhiệm của Ukraine đã tổ chức hai cuộc tấn công bằng bom vào cây cầu, khiến nhiều dân thường Nga thiệt mạng.

Để đối phó với vụ tấn công đầu tiên xảy ra vào tháng 10/2022, Moscow đã bổ sung lưới điện Ukraine vào danh sách các mục tiêu quân sự hợp pháp của mình.

Đầu tháng này, Tổng thống Ukraine nói với truyền thông Đức rằng việc phá hủy cầu Crưm là điều mà “chúng tôi… rất mong muốn”.

Một số quốc gia ủng hộ Ukraine đã chia sẻ quan điểm về việc thực hiện các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Nga. Tuần trước, đại sứ Lithuania tại Thụy Điển, Linas Linkevicius đã đề xuất trên mạng xã hội rằng việc Mỹ cung cấp tên lửa ATACMS cho Ukraine sẽ dẫn đến việc phá hủy cầu Crưm. Nhà ngoại giao này kêu gọi mọi người hãy chụp ảnh selfie với công trình này khi còn có thể.