Một quan chức an ninh Pháp cho biết, nhà chức trách nước này đang xem xét liệu Nga có liên quan tới những nỗ lực tập hợp các nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội cho một chiến dịch trực tuyến nhằm gieo rắc nghi ngờ về sự an toàn của vắc-xin ngừa Covid-19 Pfizer-BioNTech hay không.
Quan chức Pháp trên nói với tờ The Wall Street Journal ngày 25/5 rằng Pháp nghi ngờ Nga đứng sau một loạt email mà một số blogger Pháp đã nhận được trong vài ngày gần đây. Và rằng, các thư đều được gửi đi từ một người tự nhận là làm việc cho công ty tiếp thị Fazze.
Theo quan chức an ninh trên, các thư điện tử được xác định là của công ty Nga chịu trách nhiệm về những nỗ lực can thiệp vào bầu cử Tổng thống năm 2016.
Tờ Guardian và một hãng tin Pháp trước đó đã thông báo về các email, vốn được những người có ảnh hưởng và người dùng YouTube ở Đức và Pháp chia sẻ công khai rằng họ đã nhận được những đề nghị của Fazze.
Một số người làm nội dung YouTube về khoa học và sức khoẻ của Pháp hồi tuần trước cho biết, họ đã được đề nghị giải thích với những người theo dõi rằng “tỷ lệ tử vong trong số những người tiêm vắc-xin Pfizer cao gần gấp 3 lần những người được tiêm bằng vắc-xin AstraZeneca”.
Các blogger được cho là đã nhận được đề nghị đăng liên kết trên YouTube, Instagram hoặc TikTok để lấy tiền. Các liên kết gồm các báo cáo được đăng trên tờ Le Monde, Reddit cùa trang web Ethical Hacker về một báo cáo rò rỉ mà Fazze cho rằng nó hậu thuẫn cho tuyên bố trên.
Trong khi tờ The Guardian lưu ý rằng các tin trên Reddit và Ethical Hacker đã bị xoá thì bài viết của Le Monde – nêu chi tiết dữ liệu của Cơ quan dược phẩm châu Âu bị tin tặc Nga đánh cắp, đã được đăng trên Dark Web.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, một blogger nói với kênh truyền hình French TV rằng anh ta được đề nghị nhận 2.500 USD để tạo ra một video chê vắc-xin Pfizer-BioNTech. Tờ WSJ cũng cho hay, Fazze trước đó đã liệt kê một địa chỉ ở London lên website nhưng đã gỡ bỏ nó vào hôm qua.
Một bài viết đăng trên một trang web việc làm của Nga cho biết, Fazzer là một chi nhánh của AdNow, hãng tiếp thị có trụ sở ở Moscow.
Hiện, Kremlin chưa bình luận gì về các thông tin trên.
Hoài Linh
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.