- “Tất cả những gì chúng ta làm đều nhằm hướng đến người dân, bảo đảm sinh kế cho người dân. Khi người dân ủng hộ, vào cuộc, mới có thể thành công”, Phó Thủ tướng nói.

Phiên thảo luận chuyên đề chiều nay về “Nông nghiệp bền vững, hạ tầng thuỷ lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở” có các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế, đại diện các bộ, ngành, địa phương vùng ĐBSCL và một số DN tiêu biểu tham dự.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, hội nghị là cơ hội để huy động các sáng kiến cho Chính phủ về các quyết sách chiến lược, các nhiệm vụ, giải pháp ưu tiên cấp bách về định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

{keywords}

Phó Thủ tướng khẳng định: "Phát triển bền vững ĐBSCL tất cả vì người dân"

“Hội thảo rất quan trọng để tư vấn cho Chính phủ lựa chọn được mô hình phát triển bền vững cho ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”, Phó Thủ tướng nói.

Ứng phó và thích ứng

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các yếu tố về đánh giá tác động, trong đó, đánh giá toàn diện về tác động từ bên ngoài và bên trong như thế nào.

Ông cảnh báo: “Tác động bên ngoài rất rõ là do biến đổi khí hậu, do nước biển dâng, do chúng ta khai thác thượng nguồn sông MêKong. Còn tác động bên trong chính là việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế xã hội, cũng như đầu tư xây dựng mà nó tác động tiêu cực và tích cực đến khu vực ĐBSCL”.

“Do đó, cái gì rủi ro thì phân tích kỹ, từ đó đưa ra các kịch bản" - Phó Thủ tướng nói. Kịch bản ở đây không chỉ thích ứng mà trước hết là ứng phó. Ứng phó là ứng phó sạt lở bờ biển, sạt lở bờ sông, ứng phó thiếu nước ngọt...

TIN BÀI LIÊN QUAN: 

Vấn đề gì không thể ứng phó được thì phải thích ứng. Cụ thể là thích ứng nước nhiễm mặn, nước biển dâng, thích ửng khả năng chịu đựng của ĐBSCL, thích ứng trong phát triển sản xuất; thích ứng trong sản xuất, đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, cụm dân cư…

Phải đưa ra kịch bản phát triển

“Từ những thích ứng đó, Chính phủ đề nghị phải đưa ra kịch bản phát triển. Trong đó, cấu trúc lại sự phát triển của các ngành, các sản phẩm, phù hợp với tác động bên ngoài, tác động bên trong và phù hợp với khả năng chịu đựng để có kịch bản phù hợp, khả thi hiệu quả. 

Từ kịch bản này, có quy hoạch tổng thể phát triển ĐBSCL. Đây là công cụ vừa kiểm soát sự phát triển, đồng thời là công cụ pháp lý trong quá trình chỉ đạo điều hành”, lời Phó Thủ tướng.

Từ quy hoạch tổng thể, các bộ, ngành, địa phương sẽ kế hoạch hoá, cân đối nguồn lực để triển khai kế hoạch thực hiện trong trước mắt, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Kế hoạch hoá thực hiện quy hoạch tổng thể cần đặc biệt chú ý việc xác định, huy động các nguồn lực đầu tư từ trong và nước ngoài.

Cùng với đó, xác định các dự án các nhóm nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên với nguồn lực, lộ trình thực hiện phù hợp...

{keywords}
Các đại biểu tham dự hội nghị

Quá trình tổ chức thực hiện cũng cần xác định rõ trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, DN và người dân.

“Tất cả những gì chúng ta làm đều hướng đến người dân, bảo đảm sinh kế cho người dân. Người dân ủng hộ, vào cuộc, mới có thể thành công”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Nuôi tôm chống hạn, mặn: Sướng anh, chết tôi

Việc lén bơm nước mặn vào ruộng để nuôi tôm ở Cà Mau thực ra đã diễn ra hơn 10 năm nay và trở thành “phong trào”.

Hạn, mặn: Nuôi tôm cho sướng

Hạn, mặn: Nuôi tôm cho sướng

Thấy tình hình hạn, mặn còn kéo dài và gay gắt hơn, không thể làm lúa, người dân ở một số huyện tại tỉnh Kiên Giang đã chuyển sang nuôi tôm.

Hạn, mặn: Dân Bến Tre mua nước giá cắt cổ

Hạn, mặn: Dân Bến Tre mua nước giá cắt cổ

Hạn, mặn khan hiếm nước ngọt khiến người dân ở Bến Tre đang phải mua nước sinh hoạt với giá 60.000-80.000 đồng/m3.

Người dân miền Tây khốn đốn vì hạn, mặn

Người dân miền Tây khốn đốn vì hạn, mặn

Cuộc sống người dân đảo lộn hoàn toàn vì thiếu nước ngọt, trên đồng lúa chết hàng loạt, cây ăn trái, hoa màu héo khô là những gì đang diễn ra tại các tỉnh miền Tây. 

Hoài Thanh