Theo đó, tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm xã hội và quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đến nay ước đạt 935.100 tỷ đồng. Trong đó, 3 quỹ thành phần kết dư chuyển sang năm 2021 lần lượt là: Quỹ Ốm đau, thai sản gần 12.800 tỷ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỷ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỷ đồng. Riêng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hơn 89.100 tỷ đồng. 

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp kết dư năm 2019 hơn 9.000 tỷ đồng. Năm 2020, tổng chi từ nguồn quỹ này tăng 49,2% (trợ cấp thất nghiệp cho hơn 1 triệu người), tương đương 6.217 tỷ đồng so với năm 2019, thế nhưng vẫn kết dư gần 3.600 tỷ đồng. Tức là chưa đến mức có 1 năm không thu về đồng nào cho quỹ.

{keywords}
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là phao cứu sinh cho người lao động, nhất là trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp

Theo tôi, như vậy có thể nói quỹ này đâu đã kiệt quệ mà ở chính cách chi có gì đó không ổn. 

Tôi cũng lấy làm lạ khi có vị lãnh đạo một ban của Thường vụ Quốc hội lại có đề xuất: Dùng quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trích ra cho các tỉnh mua vắc xin cho công nhân lao động hoặc hỗ trợ đảm bảo cuộc sống trong điều kiện không có việc làm, thu nhập? Ôi chao! Sao lại như vậy được nhỉ! 

Và điều này đã bị Chủ tịch Quốc hội phản bác ngay tức thì. Theo ông, không thể chi như vậy mà vẫn phải đúng nguyên tắc. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ - với kinh nghiệm từng làm Bộ trưởng Tài chính và sau đó là Phó Thủ tướng phụ trách các quỹ này - nhấn mạnh, nguyên tắc cơ bản của tất cả các quỹ bảo hiểm là đóng - hưởng, có đóng thì mới có hưởng, ai đóng thì người đó hưởng, không được sử dụng quỹ để chi ngân sách, việc quản lý quỹ phải chặt chẽ, đúng mục đích, đúng nguyên tắc và phải tuân thủ theo luật định… 

Chủ tịch Vương Đình Huệ cũng cho rằng, kết dư các quỹ bảo hiểm ngắn hạn hiện quá lớn, trong khi về nguyên tắc, hàng năm chỉ giữ lại 10% dự phòng. "Như vậy hoàn toàn không bình thường. Đề nghị Chính phủ rà soát kỹ, báo cáo chi tiết các mục chi theo cơ cấu chi", ông nói.

Ông cũng bày tỏ rõ quan điểm của người đứng đầu Quốc hội: Không được để ai xâm phạm một xu tiền quỹ và "cá nhân tôi, dứt khoát không bao giờ đồng ý, nếu quyết định chi vào việc khác là tôi bỏ phiếu chống". 

Hiện vẫn chưa muộn để chúng ta điều chỉnh, sửa sai. Không lẽ khi tình hình dịch bệnh nghiêm trọng tới mức này mà vẫn không mở rộng hầu bao hơn để chi cho người thất nghiệp một cách tốt nhất có thể thì tới bao giờ mới chi đây? 

Tất nhiên, cách chi của mỗi quỹ vẫn phải đúng nguyên tắc, đúng đối tượng, không thể tuỳ tiện. Không thể dùng quỹ đem chi cho người không đóng bảo hiểm hàng năm. Người lao động phổ thông, lao động thời vụ mất việc, thiếu đói thì Nhà nước phải bỏ tiền ngân sách ra chi. 

Và đó mới chính là cơ hội tốt để Nhà nước "của dân, do dân và vì dân” có dịp thể hiện vai trò lớn lao trước toàn dân. 

Quốc Phong

Chống dịch dựa trên khoa học

Chống dịch dựa trên khoa học

Ở cấp quốc gia cần có thêm rất nhiều dữ liệu trong lĩnh vực y tế, kinh tế, xã hội để ra các quyết định dựa trên khoa học thay vì cảm tính cho các mặt trận chống dịch và kinh tế.