- Dù đã qua tuổi 40, yêu nhau một thời gian dài nhưng quý cô Lori vẫn nhất quyết đợi bạn trai làm đủ 10 điều mới chịu tổ chức đám cưới.
“Không vội cưới” hiện đang là trào lưu của không ít phụ nữ hiện đại. Dù đã lớn tuổi nhưng họ vẫn giữ nguyên “tiêu chí kén chồng” chứ không chịu “cưới đại”.
Dưới đây là chia sẻ của cô Lori Peters, ở Brunswick, Ohio, Mỹ về những điều cô muốn người chồng tương lai của mình phải thể hiện trước khi tổ chức lễ cưới:
Tôi đã đợi một thời gian rất dài để kết hôn. Tôi chỉ mới đính hôn năm ngoái dù tôi đã ngoài 40 tuổi! Việc trải qua quá nhiều đau khổ khiến tôi thận trọng hơn khi nghĩ tới hôn nhân.
Tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ chịu thiệt thòi khi chọn phải người chồng không phù hợp. Vì vậy tôi đặt rất nhiều kỳ vọng ở người đàn ông của mình. Tôi sẽ đợi anh ấy thay đổi. Tôi luôn tự nhủ nếu anh ấy không nghiêm túc hơn về mối quan hệ này thì chưa phải lúc để nghĩ đến hôn nhân.
Và dưới đây là một số điều phụ nữ chúng ta nên để tâm trước khi đồng ý “góp gạo thổi cơm chung”.
Anh ấy phải có khả năng trò chuyện với bạn về mọi thứ - đặc biệt là những điều khó nói
Nếu anh ấy luôn né tránh các cuộc trò chuyện thì tốt nhất là đường ai nấy đi. Nghe có vẻ đang làm quá nhưng thực sự theo thời gian nếu hai người không thể trò chuyện với nhau thì mối quan hệ sẽ dần lỏng lẻo và bế tắc.
Đang yêu mà anh ấy đã né tránh thì sau này cũng vậy. Bạn kết hôn vì muốn có người đồng hành, sẻ chia. Và một người không biết cách lắng nghe, trò chuyện với bạn thì cũng đừng kỳ vọng sự sẻ chia từ họ.
Không phải là đôi lần mà anh ấy phải luôn luôn có mặt khi bạn cần. |
Anh ấy phải ở bên bạn khi khó khăn
Anh ấy có biến mất tăm hoặc đòi chia tay khi bạn gặp khó khăn? Anh ấy bỏ đi rồi lại quay lại khi mọi thứ tốt hơn? Nếu có thì đó là vấn đề lớn. Cho đến lúc anh ấy sẵn sàng đối mặt mọi khó khăn cùng bạn thì mới trở thành đối tượng để kết hôn.
Anh ấy phải đối xử tốt với phụ nữ ở bên
Hãy nhìn xem anh ấy đối xử với những người phụ nữ bên cạnh mình thế nào, đặc biệt là những người phụ nữ đã ở bên cạnh anh một thời gian dài như mẹ, chị gái. Xem anh ấy quan tâm, tôn trọng họ ở mức độ nào. Bởi anh ấy cũng sẽ dùng cách tương tự để đối xử với bạn khi đã sống với nhau một thời gian dài.
Bạn phải thảo luận với anh ấy những vấn đề của cuộc sống như gia đình, tài chính, con cái, sự nghiệp, chuyện chăn gối và các nhu cầu khác.
Nghe có vẻ to tát nhưng khi bạn đã kết hôn thì không thể tránh được những chuyện này. Trò chuyện để xem hai người có cùng quan điểm hay không? Nếu không cùng quan điểm thì có phương phán nào để hài lòng cả hai? Nếu anh ấy không thèm quan tâm hoặc cả hai không tìm được tiếng nói chung thì sao?
Có thể ở thời điểm này bạn yêu anh ấy nên tặc lưỡi cưới. Nhưng rồi theo thời gian bạn sẽ thấy chán nản và bế tắc. Nếu anh ấy không phải là người đàn ông bạn muốn hoặc sẵn sàng thay đổi để như bạn muốn thì hãy tin rằng bạn có thể tìm người đàn ông khác tốt hơn thế.
Bạn có thấy anh ấy tiết kiệm hay lên kế hoạch tài chính cho tương lai? |
Anh ấy phải chuẩn bị tài chính cho tương lai
Đừng nghĩ tôi thực dụng trừ khi bạn đủ giàu hoặc hai bạn thoả thuận với nhau rằng anh ấy có thể ở nhà, bạn có thể nuôi anh ấy.
Tài chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các cuộc ly hôn. Liệu cả hai bạn có đủ trang trải cho cuộc sống mà bạn muốn sau kết hôn? Bạn có thấy anh ấy tiết kiệm hay lên kế hoạch tài chính cho tương lai? Nếu không thì là vấn đề lớn đó.
Anh ấy nói sẽ thay đổi và bạn phải thực sự nhìn thấy sự cố gắng
Anh ấy có bao giờ nói “Anh sẽ tới ngay” rồi để bạn đợi cả tiếng đồng hồ chưa thấy mặt? “Anh sẽ trả khoản này, đừng lo” nhưng hoá đơn thì vẫn còn đó?
Mọi lời hứa hão lúc yêu nhau sẽ không thành hiện thực khi kết hôn. Nói đi đôi với làm là điều quan trọng nhất thể hiện sự nghiêm túc của anh ấy trong mối quan hệ với bạn. Đôi khi bạn né tránh không dám thừa nhận rằng anh ta “chém gió” nhưng khi đã bước vào hôn nhân rồi thì điều đó sẽ làm bạn tổn thương và khiến hôn nhân rạn vỡ.
Anh ấy phải có tâm lý vững vàng
Hãy nhìn vào quá khứ xem anh ấy có cố gắng để trở thành một người tốt hơn hay không? Anh ấy có lặp lại lỗi cũ của chính mình hay không? Nếu anh ấy là một người dễ suy sụp thì không phải là đối tượng để kết hôn. Bởi bạn sẽ không muốn là người duy nhất làm chỗ dựa cho cả gia đình trong suốt cuộc đời đúng không?
Đang yêu mà anh ấy còn không thể hiện tình yêu thì bạn chờ đợi gì sau khi đã kết hôn? |
Quy tắc đạo đức, hệ giá trị của anh ấy đồng điệu với bạn
Không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau, nhưng liệu bạn có chấp nhận hệ giá trị của anh ấy? Cả hai người có cùng quan điểm về chuẩn mực đạo đức? Nếu không cùng quan điểm thì rất khó hoà hợp.
Anh ấy luôn ở bên khi bạn cần
Không phải là đôi lần mà phải luôn luôn có mặt khi bạn cần. Nếu anh ấy quan tâm đến bạn, anh ấy sẽ luôn chắc rằng bạn đang ổn, ngay cả khi anh ấy không thể đến ngay trước mặt bạn thì cũng sẽ tìm cách để biết tình hình của bạn.
Anh ấy cần thể hiện và nói với bạn rằng “anh yêu em”
Không có gì để bào chữa, nguỵ biện cho việc thể hiện tình yêu hết. Nếu anh ấy không thể nói “anh yêu em” hay thể hiện tình yêu ấy trong hành động hàng ngày khi đang yêu thì kết hôn rồi bạn đừng bao giờ mơ nghe được ba chữ ấy.
Những người không thể khẳng định tình yêu và cảm xúc của họ là những người sống dựa dẫm, cần sự giúp đỡ của người khác. Hãy cho anh ấy một thời gian để tập nói và thể hiện “anh yêu em”, nếu vẫn không thể làm được thì tốt hơn hết là đi tìm người đàn ông khác có thể làm.
Một số người Việt cứ đến lúc trả tiền là 'đi vệ sinh'
Vì không dám sòng phẳng “của em em trả, của anh anh trả” nên không ít người né tránh việc trả tiền bằng cách giả vờ đi vệ sinh, nghe điện thoại hoặc quên ví ở nhà.
Đi ăn tự trả tiền thì có người yêu để làm gì?
Có người yêu là để được chiều chuộng những lúc đi ăn, đi chơi, nếu chia hoá đơn tiền ai người ấy trả thì chả khác gì người dưng nước lã!
Vì sao các cặp đôi Mỹ đi ăn thường 'tiền ai người ấy trả'?
Người Mỹ rất sòng phẳng trong chuyện tiền nong nên dù có đang yêu nhau, đi ăn cùng nhau thì vẫn cứ “của ai người ấy trả”.
Kim Minh (Theo Huffingtonpost)