Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 120 năm của giải thưởng Goncourt danh giá. Đây là giải thưởng lâu đời của Pháp, niềm mơ ước của các nhà văn, tiểu thuyết gia, đồng thời các tác phẩm đạt giải cũng luôn nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả.

Được trao giải Goncourt năm 2018, tiểu thuyết Con cháu của họ cũng thế thôi của tác giả Nicolas Mathieu nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn, bán được hơn 400.000 bản và dịch sang hơn 20 thứ tiếng. 

z4935876337770 7f40206d402f4f411c25ed45a21fdeee.jpg
Tiểu thuyết đào sâu vào số phận nghiệt ngã của lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa một thế giới lụi tàn.

Qua câu chuyện về những mảnh đời nhỏ bé nơi thị xã Heillange, Nicolas Mathieu không chỉ viết nên cuốn tiểu thuyết về một thung lũng, thời thanh xuân lãng mạn mà về cả một đất nước, một thời kỳ và một lớp người trẻ đang đi tìm con đường cho cuộc đời mình giữa thế giới lụi tàn.

Tên cuốn sách Con cháu của họ cũng thế thôi được nhà văn Nicolas Mathieu lấy cảm hứng từ Kinh thánh. Trong lời tựa, nhà văn giành giải Goncourt năm 2018 trích dẫn một phần của sách Huấn Ca: “Có những người không còn ai nhớ nữa, họ qua đi như chẳng bao giờ có, họ sinh ra mà như chẳng chào đời, con cháu của họ cũng thế thôi!” như một dự báo về số phận các nhân vật trong cuốn sách.

z4935871830941 a6c48d04a2a3856bbe280c0d89649701.jpg
Nhà văn Hiền Trang.

Lý giải về tựa đề cuốn sách, nhà văn Hiền Trang cho rằng, Con cháu của họ cũng thế thôi ám chỉ đến thế hệ cha mẹ của những cậu bé giống như nhân vật chính.

"Khi còn trẻ, họ cũng từng là những con người 'thơm tho', tràn trề hy vọng. Đến độ tuổi trung niên, họ chợt nhận ra cuộc đời dần quy tụ về một nhịp, đó là sự thất vọng đối với thế giới mình đang sống, và con cái họ sẽ như vậy. Trong cuốn tiểu thuyết, dù thuộc giai cấp nào cũng đều có sự 'vỡ mộng' của riêng họ.

Đặc biệt, ngoài hướng về chủ đề xã hội, cuốn sách cũng nói về tâm lý của những cô cậu thiếu niên, có lẽ đó là cảm giác hoang mang, mất phương hướng - một chủ đề bao phủ văn học nói chung và văn học Pháp nói riêng”, diễn giả Hiền Trang chia sẻ.

z4935871828151 ff8f721e229a00a03d509ab8ab57a344.jpg
Diễn giả Phùng Ngọc Kiên.

Trao đổi về bút pháp miêu tả tâm lý thế hệ trẻ, PGS. TS. Phùng Ngọc Kiên nhận xét: “Viết cho tuổi mới lớn cần sự tinh tế và phải viết bằng một bút pháp 'lực lưỡng', mạnh mẽ. Nicolas Mathieu đã vẽ nên bức tranh tâm lý tuổi mới lớn, dưới góc nhìn của một chàng trai trẻ mà không hề có sự giấu giếm.

Ông viết về diễn biến tâm lý của Anthony khi thấy một cô gái mà người đọc không thấy dung tục, ở đó cái tục hiện lên như một phần tất yếu của mảng đời sống sinh hoạt, thay vì nói tránh, thêm thắt, 'hoa lá cành'. Tác phẩm của Nicolas Mathieu có rất nhiều đoạn như vậy, chính điều đó làm nên sự thành công trong sự nghiệp văn chương của ông”.

Ngoài ra, theo diễn giả Phùng Ngọc Kiên, tiểu thuyết sử dụng lối viết mang thiên hướng nghiên cứu xã hội học, dưới điểm nhìn của Nicolas Mathieu - một người xuất thân từ tầng lớp bình dân. Từ đó, có thể nói, tác phẩm của ông cũng là một cách để suy ngẫm, tìm kiếm và thúc đẩy những cuộc phiêu lưu.

Một góc 'lê la cà phê' ở Sài Gòn hoa lệNXB Tổng hợp TP.HCM vừa ra mắt cuốn sách 'Lê la cà phê, ngõ hẻm Sài Gòn' của tác giả Lê Vân, kể về cuộc sống mưu sinh qua nhiều thế hệ ở những con hẻm, chợ, chung cư, tiệm xưa quán cũ nhuốm màu thời gian tại Sài Gòn.