- Chiếc kẹo ngọt của chú Sam để dành cho trẻ con Mỹ. Roi mẹ Hổ để sử dụng trẻ con Trung Hoa. Con trẻ con Việt Nam đã có nhánh roi tre của cha, nhánh tàu dừa của mẹ, đôi quang gánh của mẹ, giọt mồ hôi của cha, vòng tay người mẹ, ánh mắt của cha.

TIN BÀI KHÁC

Tôi nhớ lúc học cấp 1 có đọc một câu chuyện một người cha cho con học đủ thứ nhưng người con chẳng học được gì cả, nhưng khi thấy ông vẽ, người con bắt chước vẽ theo và vẽ rất đẹp.Từ đó ông cho con học vẽ.

Rồi chuyện một người cha cho tiền các con đi học, muốn học gì thì học. Người anh học nghề thợ cạo, người em học đánh kiếm. Khi về, người cha thử tài các con.

Một chú thỏ chạy qua người anh phóng theo và trong một loáng đã cạo sach lông chú thỏ mà chú thỏ chẳng hề hay biết, khi đó trời bổng đổ mưa lớn, người em rút gươm chạy ra sân múa kiếm loang loáng và khi trời dứt mưa quần áo của người em vẫn khô và không hề bị ướt. Người cha khen tặng cả hai.


Amy Chua tác giả cuốn sách Battle Hymn of the Tiger Mother (Chiến ca của Mẹ Hổ)

Chuyện thời nay mà ai cũng biết là một bà mẹ miền Trung chạy loạn vào TP Hồ Chí Minh, chỉ với gánh cơm trên vai đã nuôi 4 đứa con học hết đại học thành tài, và bộ quang gánh đã được đặt vào vị trí trang trọng nhất ở góc nhà.

Rồi mới đây, một người cha bắt con thực hiện lời hứa là sẽ bò từ phòng Net về nhà nếu vi phạm lời hứa.

Những câu chuyện cổ tích trên và cả câu chuyện thực đã nói lên cách dạy con của các bậc cha mẹ Việt Nam. Dù câu tục ngữ nói về cách dạy con “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” đã gần như trở thành phương châm cho cách dạy con.

Nhưng chúng ta vẫn thấy rằng roi vọt ở đây là theo nghĩa bóng chứ không phải nghĩa đen. Người biết dạy con phải biết đánh con đúng lúc để con chừa tật xấu chứ không phải đánh con cho hả cơn giận. Mà đánh dạy con là “giơ cao đánh khẻ” chứ không phải tra tấn, áp bức.

Cha mẹ Việt cũng không bắt buột con phải làm theo mình như một cái máy là luôn mong muốn con giỏi hơn mình, “con hơn cha là nhà có phúc”.

Phương pháp dạy con của ông cha ta đã có. Và cách dạy con của các bậc cha mẹ Việt Nam đã tạo ra một hậu vệ người Việt Nam ngày nay, thông minh, tháo vát, trung hậu, bất khuất.

Chiếc kẹo ngọt của chú Sam để dành cho trẻ con Mỹ. Roi mẹ Hổ để sử dụng trẻ con Trung Hoa. Con trẻ con Việt Nam đã có nhánh roi tre của cha, nhánh tàu dừa của mẹ, đôi quang gánh của mẹ, giọt mồ hôi của cha, vòng tay người mẹ, ánh mắt của cha.

Chúng ta cứ dạy con theo cách ông cha để lại. Đừng bao giờ chọn lựa giữa roi và quy định hà khắc của mẹ Hổ hay chiếc kẹo ngọt và sự tự do, tự lập và viên kẹo ngọt của chú Sam. Người Việt Nam có cách dạy con của người Việt Nam. Chúng ta không thể dùng chuẩn mực của bất kỳ nước nào để bắt chước hay so sánh được.

  • Trần Thanh Ân