Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại một lần nữa dọa rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Giới chuyên gia cho rằng, nếu ông Trump làm điều đó, đây sẽ là một trò chơi tự sát nguy hiểm.
Theo báo “Văn Hối” (Hong Kong), Mỹ là người thụ hưởng lớn nhất của toàn cầu hóa, việc đồng đôla Mỹ “bá chủ” cũng là kết quả của toàn cầu hóa. Mỹ rút khỏi WTO có nghĩa là Mỹ sẽ từ bỏ cơ chế đa phương mà họ từng chủ đạo, điều này sẽ khiến các nước phương Tây theo Mỹ cảm thấy lo lắng như “rắn mất đầu”.
"Nếu họ không thay đổi, tôi sẽ rút khỏi WTO", ông Trump trả lời phỏng vấn Bloomberg News cuối tháng 8 vừa qua |
Tuy nhiên, không có Mỹ thì WTO vẫn vận hành như cũ. Cựu Tổng Giám đốc WTO Pascal Lamy đã từng đề xuất một “kế hoạch B” sau khi Mỹ rút khỏi nhóm, cho thấy WTO đã nghiên cứu phán đoán về nguy cơ Mỹ rút khỏi tổ chức này. Hơn nữa, các cuộc “rút khỏi nhóm” của Tổng thống Trump kể từ khi nhậm chức đến nay cũng đã mang đến cho cộng đồng quốc tế những thử thách căng thẳng về sự “ra đi” của Mỹ.
Thực tế đã chứng minh rằng sau khi Mỹ rút khỏi TPP, Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy cơ chế này thành CPTPP; Mỹ rút khỏi Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris, cộng đồng quốc tế (Trung Quốc, Pháp, Đức…) tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận này; khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran đồng thời thực hiện các biện pháp trừng phạt chống lại Tehran và cộng đồng quốc tế, cộng đồng quốc tế bao gồm Liên minh châu Âu (EU) vẫn trụ vững trước sức ép.
Đặc biệt, Mỹ đã khơi mào một cuộc chiến tranh thương mại trên phạm vi toàn cầu nhằm thách thức WTO. Thế nhưng, xung đột thương mại Trung-Mỹ lại bước vào một giai đoạn bế tắc trong khi châu Âu và Canada đã đưa ra các biện pháp trả đũa thương mại nhằm vào Mỹ.
Trong tình thế này, Mỹ chỉ có thể đạt được đồng thuận thương mại với EU, cùng với Nhật Bản và Mexico tiến hành đàm phán, Trung-Mỹ cũng bắt đầu một vòng đàm phán thương mại mới. Điều đáng nói là Mỹ và Mexico đã nhất trí một thỏa thuận sơ bộ song phương mới nhằm sửa đổi NAFTA hiện hành và gây sức ép để Canada phải "gật đầu" đi theo song Ottawa chưa nhượng bộ hoàn toàn theo yêu cầu của Trump.
Như vậy, một mặt cộng đồng quốc tế đã chịu được sức ép đến từ chủ nghĩa đơn phương về thương mại của Mỹ, mặt khác Washington cũng khó có thể tiếp tục một mình chống lại cả thế giới. Mặc dù các nhà phân tích cho rằng mục đích đàm phán của Mỹ và các đối tác thương mại đồng minh là nhằm đối phó tốt hơn với Trung Quốc, nhưng cũng cho thấy Washington đã không tự lượng sức mình khi đòi đơn phương lật đổ cơ chế thương mại toàn cầu.
Nếu Mỹ rút khỏi WTO, địa vị cường quốc thương mại của Mỹ sẽ không thể tiếp tục duy trì. Mất đi thị trường toàn cầu, cơ cấu công nghiệp của Mỹ đã mất đi sự hỗ trợ của chuỗi công nghiệp toàn cầu. Một nước Mỹ như vậy sẽ không bền vững vì công nghệ cao của Mỹ chắc chắn không nhận được sự hỗ trợ của thị trường toàn cầu, vì vậy cũng khó có thể chuyển hóa thành sức sản xuất thực sự.
Cùng với các khiếm khuyết của ngành chế tạo Mỹ, cũng như việc Mỹ phụ thuộc vào tiêu thụ thực tế của người dân, nước Mỹ - đại diện của chủ nghĩa bảo hộ thương mại - trong ngắn hạn khó có thể tự cung tự cấp. Chỉ có thể có hai kết quả, hoặc là Mỹ vì “bế quan tự thủ” mà dần trở thành một đế quốc “lão hóa” không hề có sức sống hay sức cạnh tranh, hoặc là các ngành công nghệ cao và chế tạo của Mỹ phải rời khỏi nước Mỹ để sinh tồn. Xét cho cùng, các ngành công nghệ cao và ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ có phát triển thịnh vượng hay không là nhờ vào toàn cầu hoá.
Quan trọng hơn, thoát khỏi toàn cầu hóa, đồng đôla Mỹ không thể tiếp tục duy trì địa vị tiền tệ toàn cầu. Không có được sự hỗ trợ của đồng đôla mạnh, Mỹ không chỉ không còn có thể dựa vào việc in đôla để bảo hiểm rủi ro tài chính, cũng không thể duy trì mức thâm hụt ngân sách khổng lồ, càng không thể duy trì khả năng chi tiêu mạnh mẽ của nước Mỹ. Do vậy, đồng đôla Mỹ trở thành một loại tiền tệ thông thường, chỉ là một mảnh giấy đầy màu sắc.
Đương nhiên, không có sự kích thích của đồng đôla mạnh, ông Trump cũng mất đi sự quyết đoán khi gây sức ép tối đa lên toàn cầu. Trong bối cảnh xung đột thương mại, các nền kinh tế lớn, bao gồm cả EU, đang ấp ủ cơ chế thương mại quốc tế bỏ thanh toán bằng đôla Mỹ. Không có sự “bá chủ” của đồng đôla Mỹ, trong trường hợp khủng hoảng, Mỹ cũng không thể tiêu thụ “tín dụng đô la” để thị trường toàn cầu thanh toán cho Mỹ. Do đó, việc rút khỏi WTO không phải là một “nghệ thuật giao dịch” thông minh mà là một động thái ngu ngốc khi tự tuyệt toàn cầu hóa, xóa bỏ ảnh hưởng của Mỹ cũng như tiêu thụ bằng “tín dụng đôla”.
Điều đáng nói là khi Mỹ duy trì quyền lực đối với các nước khác thông qua WTO thì 90% phần thắng thuộc về Washington trong các trường hợp, trong khi tỉ lệ thắng của Trung Quốc chỉ là 60%. Rõ ràng, WTO đã tối đa hóa lợi ích thương mại của Mỹ. Việc Mỹ rút khỏi WTO rõ ràng lợi bất cập hại.
Mỹ rút khỏi WTO, vừa phải xin phép Tổng giám đốc WTO, vừa phải thông qua sự phê chuẩn của Quốc hội nước này. Thủ tục phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian, đối mặt với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016, thậm chí là đảng Dân chủ luận tội Trump… rút khỏi WTO càng là việc “tự chuốc lấy phiền toái”.
Do đó, việc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi WTO là đang chơi một trò chơi có một sức ép rất lớn với hy vọng nhận được nhiều đặc quyền có lợi hơn nữa cho nước Mỹ từ WTO. Nhưng cái cách đe nẹt như vậy chưa chắc đã hiệu quả.
Theo TTXVN/ Baotintuc
Công ty Mỹ ‘ngấm đòn” chiến tranh thương mại với TQ
Các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc than phiền họ bắt đầu "ngấm đòn đau" từ cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Vì sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó dứt sớm?
Vì các lí do chính trị, cả Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đều thấy khó thoái lui khỏi cuộc chiến tranh thương mại đang nóng bỏng giữa hai nước.
Sợ chiến tranh thương mại, dân TQ đổ xô xem bói về ông Trump
Trước diễn tiến khó lường của cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, nhiều người Trung Quốc đã nhờ cậy các thầy bói về Tổng thống Trump.
Đây mới là bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
Các chuyên gia đều nhận định bản chất sâu xa của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung hiện nay không đơn thuần là vấn đề thương mại nằm ở mấy chục tỷ hàng hóa bị đánh thuế.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Nhìn từ góc độ chính trị
Cuộc leo thang của Mỹ không chỉ nhằm vào Trung Quốc mà vào tất cả những nước còn lại, kể cả đồng minh của Mỹ.