- Cục Xuất bản phê bình chuyện sách tham khảo cho học sinh nhập từ Trung Quốc trong bản báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 của ngành.
Thông qua Luật Xuất Bản mới
"Quỹ hỗ trợ xuất bản" chưa từng có tại Việt Nam
Ngành Xuất bản: 6 tháng đầu năm xử phạt gần 60 triệu đồng
Sửa đổi luật xuất bản: 'Lỗ hổng' pháp lý cần lấp đầy
Mua giấy phép xuất bản: Dễ như trở bàn tay
Một trong những tựa sách bị buộc phải thu hồi vì in hình minh họa cờ Trung Quốc.
Câu chuyện một số sách tham khảo nhập từ Trung Quốc, do tư nhân liên kết với nhà xuất bản để biên soạn lại và phát hành tại VN, tiếp tục “nóng” bên thềm cuộc họp tổng kết năm 2012 của ngành xuất bản và phát hành, khai mạc sáng ngày 27/3 tại TP.HCM.
Vừa qua, những cuốn sách này đã khiến dư luận giận dữ vì in hình minh họa cờ Trung Quốc thay cho cờ tổ quốc, buộc các nhà xuất bản phải thu hồi. Điển hình là cuốn “Bé làm quen với chữ cái” (tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, NXB Đại học Sư Phạm) trong mục dạy đánh vần chữ “C” cho trẻ mầm non.
Bản báo cáo tổng kết, do ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng Cục Xuất bản đọc giữa hội nghị, nêu nhận xét: “Để xảy ra vi phạm là do một số nhà xuất bản đã buông lỏng quản lý trong quy trình biên tập và liên kết, biên tập không kỹ, thiếu nhạy bén chính trị. Có trường hợp đối tác liên kết đã phát hành sách ra thị trường trong khi nhà xuất bản chưa ký phát hành và nộp lưu chiểu theo quy định”.
“Có thể thấy, để xảy ra sai sót là do giám đốc, tổng biên tập, biên tập chưa xác định hết vai trò, trách nhiệm của mình, chưa thực hiện đúng chức năng của mình trong quá trình xuất bản nói chung và thực hiện liên kết nói riêng”, báo cáo viết tiếp.
Do vậy, Cục Xuất bản đề nghị trong thời gian tới, các nhà xuất bản rà soát lại quy trình xuất bản và biên tập kỹ các đề tài thuộc loại này, tránh xảy ra sai phạm đáng tiếc như thời gian qua.
Chuyện để lọt sách in cờ Trung Quốc có thể xem là “hạt sạn” lớn nhất gần đây, mà ngành xuất bản để lọt qua lỗ hổng của quy trình liên kết với tư nhân làm sách. Do vậy, nhiều ý kiến phát biểu tập trung bàn giải pháp quản lý quy trình liên kết này.
Đại diện NXB Trẻ nêu thực tế sách liên kết hiện nay chủ yếu sai phạm về nội dung, chứ không phải về thủ tục. Nhưng khi xảy ra sai sót, cấp trên chỉ xử lý nhà xuất bản cả về mặt pháp luật lẫn Đảng. Do vậy, ông đề xuất xem xét xử lý cả các đối tác liên kết bằng biện pháp chế tài. Và nếu tái phạm nhiều lần thì bác tư cách liên kết.
Mặt khác, một số ý kiến cũng nhìn nhận lại tình hình khó khăn của các nhà xuất bản như không có vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trụ sở đi thuê, kinh doanh khó khăn. Thêm vào đó là mâu thuẫn giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị và sản xuất có lãi để đảm bảo đời sống cán bộ, nhân viên ngày càng gay gắt.
Thực tế khiến nhiều nhà xuất bản buông lỏng quản lý, chạy theo thị trường và đánh mất thương hiệu. Do vậy, ông Nguyễn An Tiêm, Phó vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản cảnh báo các nhà xuất bản có nguy cơ “làm con rối cho đối tác liên kết”.
Mỗi người Việt thụ hưởng 3,4 cuốn sách Theo Cục xuất bản, trong năm 2012, toàn ngành xuất bản nộp lưu chiểu hơn 28 ngàn tựa. Các tựa này được in ra 301,7 triệu bản, đưa mức hưởng thụ sách bình quân đầu người ở VN lên 3,4 bản sách/ người. Tuy nhiên, trong một năm kinh tế cả nước khó khăn, doanh thu của các nhà xuất bản chỉ đạt 2.157 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2011. Qua đọc kiểm tra bản lưu chiểu, Cục xuất bản đã phát hiện và xử lý vi phạm nội dung đối với 51 cuốn của 20 nhà xuất bản. Ngoài ra Cục còn xử lý 12 cuốn thực hiện không đúng như bản đăng ký kế hoạch xuất bản. |
Khải Trí