Những sai lầm trong cách chi tiêu, cách nhìn về tài chính dưới đây là những lí do khiến bạn luôn sống trong cảnh nợ nần...
Luôn muốn chạy theo "mode" để được bằng bạn bằng bè
Thấy bạn bè mới tậu được chiếc điện thoại cực xịn mới ra, hay những chiếc túi hàng hiệu đắt tiền, bạn cũng muốn có một cái cho "bắt kịp với thời đại". Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ mức lương hàng tháng của bạn thì chỉ được bằng một phần ba của họ, vậy làm sao bạn có thể "vung tiền" như những người bạn giàu có của mình? Một hệ quả tất yếu của việc chạy theo người khác này là bạn sẽ ngập trong nợ nần.
Luôn muốn có tất cả mọi thứ
Ai chẳng muốn được sống trong ngôi nhà mơ ước và lái những chiếc xe đắt tiền. Điều đó chẳng có gì là sai, thậm chí, đó còn là động lực khiến chúng ta phấn đấu để có thể đạt được điều mình muốn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống mức sống của một tỷ phú trong khi mức lương hàng tháng của bạn chỉ được 7 chữ số thì thực sự bạn đang gặp rắc rối to về tài chính.
Ảnh minh họa. |
Không xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp
- Điều bạn đang nghĩ: Trường hợp khẩn cấp sẽ không xảy ra với bạn. Hoặc nếu nó xảy ra thì bạn có thể vượt qua bằng cách sử dụng tiền mặt trong ngân hàng hoặc dựa vào những thẻ tín dụng chưa được dùng đến.
- Sai lầm của bạn: Hầu hết các hộ gia đình đều sống bằng tiền lương và những vấn đề không lường trước được có thể dễ dàng trở thành một thảm họa nếu bạn không có sự chuẩn bị từ trước. Những nhà hoạch định tài chính cho rằng bạn nên giữ chi phí sinh hoạt của ba tháng trong một tài khoản mà bạn có thể rút ra dễ dàng. Thay đổi chỗ làm hoặc bị mất việc có thể làm cạn kiệt khoản tiết kiệm của bạn và đẩy bạn vào vòng tròn luẩn quẩn của nợ nần. Khoản tiết kiệm ba tháng đó hoàn toàn có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc bạn giữ được hoặc bị mất căn nhà.
Thích tiêu tiền của...ngân hàng
Mua nhà mới hay việc sắm sửa một chiếc xe hơi có thể khiến bạn phải nhờ vào một số khoản vay của ngân hàng. Đó cũng là điều dễ hiểu, chừng nào bạn còn có khả năng chi trả các hóa đơn đúng hạn. Tuy nhiên, sẽ là không ổn chút nào nếu bạn biết rằng mình sẽ không thể chi trả mà vẫn cố sức đi vay mượn chỉ để thỏa mãn những ước muốn nhất thời của mình.
Không có tài khoản tiết kiệm
Hiện nay rất nhiều bạn trẻ có tư tưởng "sống là để hưởng thụ", họ thường không có ý muốn hoặc không có khả năng tiết kiệm khi làm ra bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Tuy nhiên, nếu bạn không có tiết kiệm, làm sao bạn có thể trang trải cho những tình huống bất ngờ như ốm đau, bệnh tật hay mất việc?
Cũng cần phải nói, là trong tình trạng kinh tế khó khăn như hiện nay, thì nhiều khi đồng lương hàng tháng thậm chí còn không thể bù đắp được chi phí cuộc sống ngày càng tăng. Do đó, việc có thể "để dành" được một khoản mỗi tháng không phải là chuyện dễ dàng. Tuy nhiên, nếu chúng ta không thể tăng thu nhập thì có thể giảm chi tiêu, dù ít dù nhiều, mỗi tháng nên "bỏ lợn" một ít tiền để "phòng những ngày mưa bão". Tỷ phú Warren Buffett từng nói: 'Đừng tiết kiệm những gì còn lại sau khi tiêu mà hãy tiêu những gì còn sau khi đã tiết kiệm'.
Không có kế hoạch chi tiêu
Việc không có kế hoạch chi tiêu cụ thể sẽ khiến bạn dễ dàng tiêu "vượt ngân sách" và đến một lúc nào đó, bạn sẽ phải phụ thuộc vào thẻ tín dụng để chi trả cho các khoản chi phí hàng ngày của mình.
Bỏ qua những cơ hội tăng thêm thu nhập
Bạn nghĩ thu nhập từ công việc hiện tại đủ để bạn trang trải chi phí sinh hoạt và không muốn mình không có những khoảng thời gian dành riêng cho bản thân.
Thực tế là, không có gì được đảm bảo hoàn toàn và mọi thứ đều có hồi kết. Tại sao lại chần chừ đến lúc quá trễ để có thể làm điều gì đó? Những thời điểm xấu thậm chí sẽ quay lại và việc làm thì luôn có sẵn. Khi bạn có công việc được trả lương kha khá thì với kỹ năng của mình bạn hoàn toàn có thể kiếm được nhiều hơn nếu bạn có thể. Đây là điều rất cần thiết trong thời buổi suy thoái.
Theo ĐSPL