Ung thư da là gì? Ung thư da là một trong các ung thư thường gặp và khá dễ chẩn đoán. Ung thư da (không kể ung thư hắc tố) là các ung thư xuất phát từ biểu mô da che phủ mặt ngoài cơ thể, gồm nhiều lớp tế bào. Lớp tế bào đáy sinh ra ung thư tế bào đáy, lớp tế bào vảy sinh ra ung thư biểu mô vảy. Các tuyến phụ thuộc của da như tuyến mồ hôi, tuyến bã sinh ra ung thư tuyến mồ hôi, tuyến bã…
Ung thư da hay gặp ở người da trắng, chủ yếu ở người già, nam nhiều hơn nữ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng da hở với tỷ lệ 90% ở vùng đầu mặt cổ. Tỉ lệ mắc ung thư da ở Việt Nam vào khoảng 2,9-4,5/100.000 dân.
Ung thư da có chữa được không ? Ung thư da có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn nếu được phát hiện sớm.
Người da trắng hay gặp nhất: > 200/100.000 dân, người da đen ít mắc nhất <10/100.000 dân
Người lao động ngoài trời tiếp xúc nhiều với tia cực tím
Người lao động tiếp xúc với hóa chất độc hại
Người có các bệnh lý tiền ung thư da
Người suy giảm miễn dịch: HIV, sau ghép tạng, dùng thuốc ức chế miễn dịch ở các bệnh nhân mắc bệnh tự miễn
Người mắc các hội chứng di truyền như hội chứng Gardner, hội chứng Torres, hội chứng Bowen…
Da tiếp xúc với các tia phóng xạ:
Bức xạ cực tím: Tia bức xạ cực tím do các tia nắng mặt trời và các đèn phát tia tử ngoại như đèn hồ quang các- bon, thủy ngân, thạch anh lạnh…Đây là yếu tố nguy cơ chủ yếu của ung thư da. Vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng ở cường độ mạnh và trong một thời gian dài là yếu tố bệnh sinh quan trọng nhất gây ung thư da. Bệnh thường xảy ở những người làm việc ngoài trời ngư dân, nông dân, công nhân cầu đường…
Bức xạ ion hóa: ung thư da thường phát triển sau 14-15 năm kể từ khi tiếp xúc bức xạ ion hóa.
Tia UV có mấy loại? Loại nào ảnh hưởng xấu tới da?
Các hội chứng gia đình
Một số hội chứng di truyền làm tăng nguy cơ mắc ung thư da bao gồm:
Bệnh xơ da nhiễm sắc: có đột biến lặn các nhiễm sắc thể đặc trưng bởi sự tăng cảm với tia cực tím. Bệnh có biểu hiện tổn thương da toàn thân với da dầy, xơ, nhiều vảy bong. Bệnh nhân thường mắc ung thư da trước 20 tuổi. Phòng bệnh bằng cách tránh các bức xạ mặt trời.
Hội chứng tế bào đáy dạng nơ-vi (Nevoid basal cell syndrome): đặc trưng bởi đột biến trội nhiễm sắc thể kết hợp với các nang xương hàm hoặc các hốc lõm ở lòng bàn tay, bàn chân. Ung thư da tế bào đáy nhiều ổ phối hợp với xơ da, bất thường ở xương sườn và cột sống.
Hội chứng Gardner: hội chứng di truyền trội với các tổn thương u nang bì và nang dưới da.
Hội chứng Torres: Di truyền các ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tuyến bã không di căn ở những bệnh nhân có xơ khô da nhiều ổ. Bệnh thường kèm theo ung thư đại tràng và ung thư bóng Vater.
Các bệnh lý da tồn tại từ trước
Bệnh dày sừng quang hóa: 1-20% chuyển thành ung thư da. Tổn thương là những mảng ban đỏ sần sùi, có vảy ở vùng da hở như vùng đầu cổ, có thể tự thoái triển nếu bệnh nhân thay đổi nghề nghiệp, giảm tiếp xúc với bức xạ cực tím.
Bệnh Bowen: 3-5% chuyển thành ung thư da. Bệnh biểu hiện bằng các vết ban đỏ có vảy, bờ rõ bệnh, thường gặp ở người già.
Tàn nhang: Người nhiều vết nám, tàn nhang có nguy cơ ung thư da cao hơn.
Nhiễm trùng: Nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV: Human papilloma virus) có liên quan trực tiếp đến ung thư da tế bào vảy. HPV được tìm thấy trong đa số các trường hợp quá sản biểu mô dạng hạt cơm- một loại tổn thương tiền ung thư.
Viêm da mạn tính hoặc chấn thương da: Ung thư có thể phát triển trên vùng da có tổn thương từ trước như da bỏng cũ, lỗ dẫn lưu, lỗ dò loét do nằm lâu, vết xăm da. Các ung thư này có xu hướng lan rộng và di căn hạch vùng.
Miễn dịch: Nguy cơ ung thư da ở người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc sau ghép cơ quan tăng gấp 16 lần. Trường hợp này u phát triển mạnh và tổn thương lan tỏa hơn.
Tiếp xúc với hóa chất gây ung thư
Một số hóa chất gây ung thư da trong trường hợp da tiếp xúc lâu với nhựa đường, nhựa than đá, dầu nhờn, thuốc trừ sâu diệt cỏ… Trong đó Arsen là loại hay gặp nhất vì được sử dụng nhiều trong công nghiệp, y tế và có nồng độ cao trong nước uống ở một số nước.
Dấu hiệu ung thư da phụ thuộc vào từng loại. Ung thư da giai đoạn đầu thường dễ nhầm với các tổn thương da lành tính khác như loét, sẹo cũ…
Ung thư da biểu mô tế bào đáy:
Thường gặp ở vùng mặt, mũi, má, thái dương.
Bệnh khởi đầu là vết loét nhỏ, bờ nông, đáy nhẵn, đóng vảy mỏng, mặt đáy giãn mao mạch, có thể nhiễm màu đen dễ nhầm với ung thư hắc tố.
Vết loét thường xuất phát từ mụn cơm, nốt ruồi và nốt xơ da nhiễm sắc.
Các vết loét phát triển chậm, có bờ đều phá hủy và lan theo bề mặt da, ít xâm lấn sâu.
Một số trường hợp loét sâu để lộ xương mặt, bội nhiễm, nề đỏ xung quanh.
Ung thư da tế bào đáy hầu như không di căn hạch và không di căn xa.
Ung thư da biểu mô tế bào vảy:
Ung thư tế bào vảy hay gặp ở vùng da đầu.
Ung thư xuất phát trên nền sẹo cũ, như sẹo bỏng. Khối u sùi, bề mặt mủn nát, dễ chảy máu
U tiến triển nhanh, loét sùi lan theo bề mặt nông, có thể xâm lấn vào xương sọ, biến dạng và bộ nhiễm trầm trọng.
Ung thư tế bào vảy hay di căn hạch khu vực như vùng cổ, vùng chẩm, hạch trước tai, hạch dưới cằm, dưới hàm: hạch di căn thường to, chắc, đơn độc hoặc dính thành đám, hạch di động hoặc cố định.
Ung thư các tuyến phụ thuộc da:
Bao gồm tuyến mồ hôi, tuyến bã.
Ung thư thường nằm dưới mặt da, đẩy lồi da lên cao, dễ nhầm ung thư phần mềm.
Khối u chắc, dính, di động hạn chế kèm nề đỏ và đau.
U phát triển nhanh xâm lấn xuống lớp sâu vào cơ và xương.
Đang xem livestream của bác sĩ da liễu về ung thư da, chị H. “chột dạ” khi nốt ruồi trên gò má dù đã đốt nhưng vẫn rỉ dịch nhiều tuần nên quyết tâm đi khám.
Phát hiện lòng bàn chân có vết đen không đau hay ngứa, nghĩ là nốt ruồi, nam thanh niên đến một cơ sở thẩm mỹ đốt. Không ngờ việc làm này càng kích thích tế bào ung thư di căn nhanh hơn.
Biết bản thân có những sẩn lạ trên da từ khi còn là thiếu nữ, nhưng tới sau năm 30 tuổi, chị mới thấy nhiều tổn thương loét, rỉ dịch. Khi đi khám, bác sĩ phát hiện chị mắc ung thư da.
Ban đầu chỉ là những nốt ruồi nhỏ, đốm nâu dưới khóe mắt, ông H. không đi khám. Đến khi tổn thương càng lan rộng, đau nhức và có dịch mủ, làm hạn chế tầm nhìn, ông mới đến viện.
Thấy vết sẩn màu nâu trên lông mày lớn nhanh nhưng ông K. không đi tẩy vì cho rằng đây là nốt ruồi 'phong thủy'. Gần đây, nốt ruồi chảy dịch, ông đi khám, phát hiện ung thư.
Sáu tháng gần đây, bệnh nhân 24 tuổi phát hiện nốt ruồi trên ngón tay cái lớn nhanh gấp 4 lần, đổi sắc không đều màu, méo mó. Khi đi khám, anh phát hiện bị ung thư da.
Bà T. phát hiện gò má trái nổi u sần cách đây 1 năm. Gần đây, khối u tăng nhanh về kích thước, rắn chắc, màu đen nổi gồ trên bề mặt da, kèm theo chảy dịch viêm, buộc phải nhập viện.
Bệnh nhân phát hiện cánh mũi phải sẩn đỏ, cậy nặn nhiều lần khiến tổn thương loét chảy dịch, tăng dần kích thước. Đi khám, anh bất ngờ khi được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào đáy.
Người phụ nữ 49 tuổi có nốt ruồi ở chóp mũi từ bé. Vài năm gần đây, nốt ruồi to hơn kèm chảy máu, dịch. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư, để lâu biến chứng nặng u có thể 'ăn' mất mũi.