- Sau khi đọc bài “Mua lại chung cư ế: Massage hồi sức cho DN?”, nhiều bạn đã gửi email phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:

Biểu hiện của lợi ích nhóm?

Ý kiến của email free_time_2002@yahoo.com: “Dân chúng tôi đang rất khó khăn, vật lộn từng ngày để có cái ăn chứ đừng nói đến chuyện mua nhà với cái giá ngất ngưởng của mấy ông BĐS! Tôi thực sự rất thất vọng với câu nói của Thứ trưởng Nam về kế hoạch mua chung cư ế để cứu mấy ông BĐS. Thưa bác Nam, tiền mua ấy là tiền của dân đấy ạ! Bác cứu BĐS thì ai cứu dân chúng tôi đây?”

Ảnh minh họa
Email tuanbac1968@yahoo.com.vn cho rằng: “Lại loby hậu trường của giới kinh doanh BĐS đây mà, lại chết dân đen thôi.”

Theo email hoang2@tiscali.cz thì: “Lại thêm móc ngoặc, hối lộ vì tiêu chí mua chung cư sẽ như thế nào?”

Email dongmc95it@gmail.com hùa theo: “ Lại chiêu trò với nhau, khổ người dân.”

Lo lắng của email xuanthuyconst@yahoo.com: “Vậy là người dân bình thường sẽ chả bao giờ có thể mua nổi cho mình một căn nhà rồi!”

Ta thán của email quangsangduy@yahoo.com.vn: “Đau xót thay cho thân phận người nông dân, người mất đất, người thu nhập thấp đang mong có cơ hội mua nhà, nay mơ ước trở nên xa vời.”

Giọng email thang2269@yahoo.co.kr cũng đồng điệu: “Xây lên cho có, chả biết cân đối cung cầu giờ lại tính lấy tiền của dân ra để mua lại rồi chờ được giá bán kiếm lời.
Quản lý kiểu này thì người dân nghèo chỉ có nước... lên rừng làm chòi mà ở thôi.”

Email tuan120883@gmail.com bức xúc: “Thật là vô lý. Lúc lãi lớn họ cũng chỉ đóng thuế bình thường như các doanh nghiệp khác. Đây là biểu hiện của lợi ích nhóm.”

“Chủ Hoàng Anh Gia Lai: Đi máy bay riêng, chủ Sông Đà Thăng Long: Đi bentley chục tỷ, Phát Đạt bèo nhất, chỉ đi… Mercedes S 560 7 tỷ. Lấy tiền thuế của dân ‘cứu’ để họ tiếp tục giữ vững tài sản à?” Đó là ý kiến của email minhlng@yahoo.com.

Bạn Nguyễn Đức Tá (email ndt.hdg@gmail.com) đặt câu hỏi: “Lúc được ăn thì ai được lợi? Sao bây giờ phải giải cứu? Cứ để giá xuống nữa đi để người dân có điều kiện mua được nơi ở, doanh nghiệp không có vốn phải chấp nhận, người cho vay mà không tính kỹ cũng phải gánh chịu. Đây là bài toán kinh doanh bình thường thôi mà. Cứu một nhóm người để nhiều người chết à? Vô lý.”

Cái chúng ta cần là thị trường minh bạch

Bạn Bảo Anh (email thiendiatumu@gmail.com) đặt câu hỏi: “ Mua chung cư ế xong rồi quản lý, kinh doanh kiểu gì đây? Hay lại tốn thêm tiền nâng cấp bảo dưỡng và nuôi bộ máy quản lý?”

Theo email thuybianb@yahoo.com thì: “Trong thời điểm này nhà nước mua chung cư ế sẽ làm méo mó thị trường, mà có mua chăng nữa tiền ở đâu ra mà mua, trong khi đó chung cư đang có tới gần 100 nghìn căn cần tiêu thụ.”

Ý kiến của bạn Minh Thanh (email minhthanh186@rambler.ru): “Giải cứu BĐS bằng tiền ngân sách nhà nước, bằng tiền thuế của dân là ý tưởng rất khôi hài. Đề nghị Quốc hội không thông qua việc này. Cách làm việc kiểu ném đá dò đường chỉ nhằm thệ hiện “tính năng động -tích cực” của cá nhân mà thôi.”

Bình luận của email nguyenthehieu@gmail.com: “Việt Nam đang muốn các nước công nhận là nền kinh tế thị trường. Vậy cứ để thị trường quyết định. Thị trường bất động sản sẽ tự đưa nó về trạng thái cân bằng. Nếu chúng ta can thiệp vô hình chung đã phá vỡ quy luật cung cầu rồi. Việc can thiệp vào thực chất chỉ là duy trì sức sống cho một cơ thể ốm yếu, quặt quẹo. Cái chúng ta cần là thị trường minh bạch vậy cứ để ‘nó’ chết đi và thị trường mới sẽ hình thành, sẽ phù hợp hơn với xã hội Việt Nam.”

Tương tự, là ý kiến của email lela13510@yahoo.com: “Đang thắt chặt chi tiêu công mà mua chung cư ế làm công vụ làm gì? Có cấp bách đến thế chăng? Giờ mua xong mà lại để không thì mới gọi là… đại lãng phí.
Những lúc đang khó khăn như thế này, chính sách có đề ra thì nên đồng cảm với đại đa số mới thu phục được lòng người. Nhà nước cứ loay hoay mãi với BĐS làm gì? Cứ để thị trường tự định đoạt theo quy luật đi thì may ra BĐS mới có cơ hội thu hồi vốn nhanh hơn.

"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng qua" mà. Giá cả mà phù hợp, cơ chế thanh toán tốt có mà bán hoặc cho thuê hết veo ấy chứ lại (lạc quan một tí).”

Bạn Kinh Tài (email mothayem2001@yahoo.com) cho rằng: “Ngành xây dựng nên tập trung vào việc quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch khi còn chưa làm tốt. Người ta đang làm chức năng phụ thành chức năng chính.”

Từ một góc nhìn khác, email lethingoclien@hotmail.com phân tích: “Theo tôi thì việc nhà nước mua lại một số chung cư không thể làm méo mó thị trường hơn được nữa, trong khi lại có vài cái lợi: Nếu trước đó Chính phủ định xây nhà công vụ, bây giờ dừng không xây nữa mà dùng tiền đó mua ngoài thị trường, chắc chắn sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều cho ngân sách, chỉ cần làm công khai minh bạch, có tiêu chí cụ thể cho nhà công vụ và đấu thầu rộng rãi, ai chào mức giá tốt nhất thì mua, bất kể là của doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân. Thứ hai là thị trường BĐS hiện tại không ủng hộ cả người có nhu cầu thực sự, không phải như nhiều người nghĩ là chỉ ảnh hưởng đến nhà đầu tư và đầu cơ. Chỉ có những người đang có tiền mặt và chưa cần nhà mới muốn kéo dài tình trạng này. Tôi chưa thấy ai có thể nói chắc mức giá hợp lý sẽ được thị trường chấp nhận là bao nhiêu. Ai cũng chờ giá giảm nữa, nhưng giảm đến đâu là vừa? Chẳng hạn tôi có nhu cầu mua một căn nhà rộng hơn căn hiện tại, tôi phải bán nhà cũ mới mua được nhà mới, nhưng rao giá nào cũng không có người hỏi, trong khi trước đây đã có người trả cao hơn nhiều. Thực tế là tôi chẳng phải dân đầu cơ mà cũng thấy khó khăn quá. Tôi cũng đang mong thị trường cựa quậy đôi chút chứ đừng chết hẳn: Nhà nước mất nguồn thu thuế, nhiều người mất việc làm (không chỉ đại gia phá sản), và người có nhu cầu thực được đáp ứng.”

Ban Bạn đọc